1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga tìm đồng minh “cứng” để đấu với NATO

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Thổ Nhĩ Kỳ về vụ Su-24 Nga bị bắn hạ cũng như việc NATO kiên quyết theo đuổi kế hoạch mở rộng về phía Đông, Nga đã bắt tay vào việc tìm kiếm đồng minh trong trường hợp xảy ra đối đầu hạt nhân với liên quân. Vậy đồng minh hạt nhân có thể sát cánh với Nga để đấu với NATO sẽ là ai?

Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga ngày 24.11 đã dấy lên sự phẫn nộ từ Điện Kremlin đồng thời làm leo thang căng thẳng vốn đã “căng như dây đàn” giữa Nga và NATO bởi Ankara. Mỹ và NATO đã lên tiếng bênh vực Thổ Nhĩ Kỳ, khiến Nga giận dữ. Tổng thống Putin đã cảnh báo NATO về “những hậu quả nghiêm trọng”.

Một số nhà phân tích cho rằng, Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ vì đã bắn hạ Su-24 của nước này. Theo quy định của liên minh, NATO có nghĩa vụ phải bảo vệ thành viên trong trường hợp nước này bị tấn công và vì thế, sẽ bị cuốn vào cuộc chiến. Để đối đầu với NATO, Nga cần thêm các đồng minh xứng tầm.

Nga tìm đồng minh “cứng” để đấu với NATO - 1

Tổng thống Vladimir Putin sẽ phải tìm kiếm thêm các đồng minh xứng tầm để đối phó với liên quân NATO.

Pakistan – đồng minh mới của Nga

Theo trang Valuewalk, trong nỗ lực tăng cường quan hệ với các quốc gia hạt nhân, gần đây, Nga đang ra sức xây dựng và củng cố quan hệ quân sự với Pakistan.

Theo Bloomberg, tuần trước, Moscow và Islamabad đã ký một thỏa thuận hợp tác quân sự lịch sử. Sau khi thỏa thuận được ký, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu tuyên bố, “cộng đồng quốc tế hiện mong muốn hợp tác với Pakistan”.

Việc Nga “nhắm” Pakistan xuất phát từ thực tế, trong những năm gần đây, Mỹ đã vượt mặt Nga, trở thành nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự, quốc phòng hàng đầu cho Ấn Độ - vốn là đối thủ lâu đời của Pakistan.

Tổng thống Putin đã lên kế hoạch thăm Ấn Độ và hội đàm với Thủ tướng nước này, ông Narendra Modi vào tháng 12 tới. Song chưa rõ, liệu nhà lãnh đạo Nga có ý định thuyết phục Ấn Độ, ngăn nước này tiếp tục mở rộng quan hệ với Mỹ hay không.

Ngoài ra, vào tháng 10 năm nay, Điện Kremlin cũng tuyên bố sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí đốt thứ 2 tới Trung Quốc – đồng minh lớn nhất của Pakistan. Và đó có thể là lý do tại sao Tổng thống Vladimir Putin lại cảm thấy cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận của ông đối với Nam Á, đặc biệt là Pakistan.

Nga tìm đồng minh “cứng” để đấu với NATO - 2

Có một số dấu hiệu cho thấy Nga và Pakistan đang xích lại gần nhau hơn. Trong ảnh: Thủ tướng Pakistan Nawaz Shari bắt tay với Tổng thống Nga Putin.

“Bản thân Nga và Trung Quốc vốn là đồng  minh, do đó, đây cũng là một yếu tố khiến Nga “để ý” đến Pakistan và muốn tăng cường hợp tác với nước này. Nói cách khác, Nga muốn trở thành đồng minh của Pakistan bởi nước này “chơi” với Trung Quốc – đồng minh của Nga”, Trung Tướng đã nghỉ hưu của Pakistan, ông Talat Masood trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg quan điện thoại.

Tam giác Nga-Trung Quốc-Pakistan: Liên minh mới nổi?

Nga và Pakistan đã nhất trí lập kế hoạch hợp tác chống khủng bố, củng cố quan hệ giữa các lực lượng Hải quân hai nước cũng như cùng giúp bình ổn Afghanistan, hãng thông tấn ITAR-TASS của Nga cho hay.

Trong cuộc họp diễn ra vào tuần trước giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, 2 bên cũng nhất trí về các bước thực tế để tăng cường quan hệ thương mại song phương và nâng giá trị thương mại song phương lên mức 542 triệu USD.

ValueWalk nhận định, một trục liên minh mới bao gồm Nga-Trung Quốc-Pakistan đang có dấu hiệu hình thành. Tam giác Trung Quốc, Nga và Pakistan cũng hoàn toàn có lợi cho mỗi nước này.

Moscow sẽ có khả năng trở thành nguồn cung cấp, hỗ trợ công nghệ quân sự cho Bắc Kinh và Islamabad. Ngoài ra, Nga cũng có thể sẽ trở thành nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho các đồng minh của họ.

Trong khi đó, Trung Quốc, mạnh về mặt kinh tế hơn so với Nga và Pakistan. Nước này có nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ đang tìm kiếm thị trường đầu tư. Đặc biệt, Trung Quốc đang khát năng lượng và cần nguồn cung cấp ổn định.

Về phần mình, Pakistan có nền kinh tế đang phát triển và có nhu cầu lớn về trang thiết bị quân sự cũng như nguồn cung cấp năng lượng từ Nga đồng thời cũng muốn có sự bảo vệ từ Trung Quốc.

Hiện cả Trung Quốc và Nga đều nhận thấy Mỹ đang thách thức các lợi ích của họ. Đồng thời, cả hai nước này cũng muốn ngăn chặn Mỹ thống trị toàn cầu. Pakistan, dù không có bất đồng gay gắt đối với Mỹ, nhưng nước này sẽ muốn có một vị trí an toàn hơn nhờ sự bảo trợ của cả Nga lẫn Trung Quốc.

Theo Phương Đăng

Dân Việt