1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga không mất cảnh giác khi NATO luyện quân

Mặc dù đang phải dồn lực cho cuộc chiến chống IS tại Syria, nhưng Nga không quên cảnh giác khi NATO dồn quân áp sát Nga.

Không mất cảnh giác

Hãng Sputnik dẫn lời phát ngôn viên của Quân khu miền Tây của Nga, Đại tá Igor Muginov ngày 28/12 cho biết, lực lượng vũ trang Nga được trang bị tên lửa Iskander-M đã bắt đầu các cuộc diễn tập được lên kế hoạch ở khu vực Leningrad.

Theo Đại tá Igor Muginov, những người tham gia diễn tập tiến hành một loạt các biện pháp nhằm đưa loại tên lửa này ra sử dụng trong bối cảnh hoàn toàn mất điện và sóng liên lạc.

"Là một phần của huấn luyện, họ đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa đơn và tên lửa dàn, mà không cần thực sự khởi động những tên lửa có khả năng tác chiến, nhằm vào một loạt các mục tiêu mô phỏng những trung tâm chỉ huy và trạm radar của đối phương", Đại tá Igor Muginov phát biểu trước truyền thông.

Trước thực hiện cuộc diễn tập tập này, Đại tá Igor Muginov từng tiết lộ quân khu này chuẩn bị được tiếp nhận một số lượng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf và bổ sung thêm hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S1.

Vị phát ngôn viên này cho biết: “Các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf hiện đại và hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S sẽ được biên chế cho các đơn vị phòng không của Quân khu phương Tây vào cuối năm 2015”.

Nga không mất cảnh giác khi NATO luyện quân - 1

Tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga.

Trước khi tiết lộ kế hoạch tiếp nhận S-400 và Pantsir-S1, hôm 22/6, Đại tá Oleg Kochetkov cho biết, Quân khu phía Tây sẽ được tiếp nhận thêm 10 tiêm kích đa năng Su-35 và Su-30SM trước cuối năm 2015.

“Tổng cộng, hơn 10 tiêm kích đa năng Su-35 và Su-30SM sẽ được đưa vào hoạt động ở các đơn vị thuộc Quân khu miền Tây trước cuối năm 2015 theo Sắc lệnh của Bộ Quốc phòng”, Đại tá Oleg Kochetkov cho biết và tiết lộ thêm, lô chiến đấu cơ Su-35 và Su-30SM sẽ đảm trách nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới trên không khu vực phía Tây Bắc của nước Nga.

Theo nhận định của Tạp chí quốc phòng Jane's, việc Nga công khai kế hoạch tăng chiến đấu cơ và sức mạnh phòng không là bước đi tiếp theo sau khi Moscow cảnh báo phương Tây sẽ tăng cường tối đa sức mạnh quân sự để đáp trả trước kế hoạch triển khai vũ khí hạng nặng của Mỹ tại các nước Đông Âu.

Kế hoạch của Mỹ đã được Tướng Yuri Yakubov, quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nga mô tả đó là “hành vi hiếu chiến nhất của Mỹ và NATO kể từ thời Chiến tranh lạnh”.

“Nga sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường quân sĩ và lực lượng ở cánh phía Tây” - ông Yakubov nhấn mạnh đồng thời cho biết trước hết Moskva sẽ đưa thêm xe tăng, pháo cối và máy bay chiến đấu tới biên giới phía Tây.

NATO dồn quân

Theo RT, bắt đầu từ ngày 18/11, NATO tiến hành đợt triển khai quân thử nghiệm đầu tiên tại Baltic từ một trung tâm chỉ huy đóng tại Anh. Việc điều binh giả định sát biên giới Nga của NATO nhằm sát hạch tiềm lực của lực lượng Phản ứng nhanh của Đồng minh (ARRC), để điều khiển các đội hình lớn "trong một cuộc khủng hoảng an ninh đầy thách thức".

Trong đợt điều binh thử nghiệm này cũng bao gồm mộtcuộc tập trận quy mô lớn mang tên Arrcade Fusion 15 (AF15) kéo dài hai tuần, với sự tham gia của 1.700 lính từ 20 quốc gia NATO và Thụy Điển, tiến hành tại ba quốc gia Baltic là Estonia, Lithuania và Lativa.

Được biết, Arrcade Fusion là hoạt động tập trận diễn ra thường niên kể từ năm 1992. Các tuyên bố chính thức của chương trình quân sự này cho biết, đây chỉ là hoạt động mang tính "giả tưởng" với "các mối đe dọa an ninh toàn cầu hiện hữu" và chỉ trên máy tính.

“Mục tiêu của chúng tôi là nhằm đánh giá khả năng triển khai quân, các ý niệm chung nổi lên khi thử nghiệm có thể được sử dụng để phát triển Lực lượng Đặc nhiệm chung có độ sẵn sàng rất cao của NATO (VJTF) và củng cố mối quan hệ đối tác với các đồng minh, đặc biệt là với các nước trong khu vực Baltic” – Tướng Tim Evans,Tư lệnh sở chỉ huy ARRC cho biết.

ARRC có thể chỉ huy và điều khiển các lực lượng NATO với quy mô từ một lữ đoàn có hàng ngàn binh sĩ cho tới một quân đoàn có trên 60.000 binh sĩ. Một đoạn video của NATO trên Youtube cho thấy ARRC là "trung tâm chỉ huy có khả năng triển khai" ngay lập tức, trong trường hợp NATO cần di chuyển quân sau khi có thông báo 48 giờ đồng hồ.

Video Nga tập trận với tên lửa Iskander-M

Theo Hòa Sơn

Đất Việt