1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nếu đắc cử tổng thống, "đế chế" Trump sẽ ra sao?

Nếu thắng cử, Donald Trump sẽ là Tổng thống Mỹ có nguy cơ xung đột lợi ích nhiều nhất lịch sử hiện đại, vì đế chế kinh doanh ông đã tạo dựng nhiều thập niên qua.

Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa hiện đang nắm quyền kiểm soát hơn 500 công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Donald Trump
Donald Trump

Phe Cộng hòa Mỹ tuyên bố, nếu Donald Trump được bầu vào vị trí cao nhất nước Mỹ, ông sẽ phải giao quyền kiềm soát các hãng của mình cho các con và không "bàn bạc về nó với họ".

Và sau một bài viết của tờ Newsweek nêu câu hỏi về khả năng xung đột lợi ích với các hợp đồng quốc tế, Trump tuyên bố ông sẽ "thoát ra hoàn toàn ở một hình thức nào đó", nếu có cấm vận đối với một số nước mà Tổ chức Trump hoạt động.

Chiến dịch của Hillary Clinton kêu gọi Trump hành động nhiều hơn nữa và từ bỏ Tổ chức Trump nếu ông trở thành Tổng tư lệnh nước Mỹ.

Mitt Romney từng cam kết sẽ đặt khối tài sản to lớn của ông vào một quỹ tín thác bí mật nếu thắng cử. Nhưng với Trump lại khác – không có gì "bí mật" với ông về đế chế kinh doanh khổng lồ mà ông đã tạo dựng. Tỷ phú này nắm chúng trong lòng bàn tay.

Vì vậy, theo NBC News, câu hỏi nhiều người quan tâm là làm cách nào Trump có thể xử lý được các tài sản của mình, nếu ông trở thành Tổng thống Mỹ?

Liệu Tổng thống có nghĩa vụ pháp lý phải bán hoặc từ bỏ các lợi ích kinh doanh của mình? Câu trả lời là "Không".

Ari Melber thuộc MSNBC trích dẫn Nguyên tắc Đạo đức trong Đạo luật Chính phủ 1978: "Có nhiều luật yêu cầu công bố tài sản cá nhân, nhưng không có luật nào yêu cầu Tổng thống phải bán hoặc tránh tác động tới các lợi ích kinh doanh của họ khi đương nhiệm".

Theo Melber, Tổng thống chỉ cần đáp ứng được các yêu cầu về công khai và tránh lạm dụng quyền hạn để hưởng lợi cá nhân.

Tại sao Tổng thống được miễn trừ? "Lý do là nếu có một quan chức được bầu ở một vị trí cao như vậy thì mọi thứ đều có thể bị xem như một xung đột lợi ích" - NBC News dẫn lời Kenneth Gross, thuộc Skadden, Arps, Slate, Meagher & Flom, người từng tư vấn cho một số ứng viên tổng thống giàu có về các quy tắc đạo đức.

Không giống các thành viên Quốc hội, "Tổng thống được xem là không phải lo về những xung đột đó...". Bởi vì những mắc míu của Trump với các doanh nghiệp cả ở trong và ngoài nước Mỹ quá phức tạp, nên những quy định đó có thể thay đổi nếu Trump trở thành Tổng thống.

Có vấn đề gì không nếu ông trao quyền kiểm soát các doanh nghiệp cho các con? Không hợp pháp. Nhưng nó có thể xuất hiện một cách mờ ám trong tâm trí người Mỹ, theo Gary Hufbauer, một quan chức cấp cao của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

"Rất khó thấy rõ bạn giữ được bức tường này thế nào giữa bạn và các con mình. Rất khó để tưởng tượng Trump sẽ không hay biết điều gì đang diễn ra với các tài sản đó, với cách thức chúng đang vận hành, liệu tiền có chảy vào hay không, và các quy định về mua các tài sản mới".

Có các vấn đề về pháp lý và đạo đức nào khác không? Tuy Trump không có nghĩa vụ pháp lý phải bán hoặc từ bỏ các lợi ích kinh doanh, ông vẫn có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý theo điều khoản Thù lao trong Hiến pháp, có từ năm 1787.

Điều khoản này được Bộ Tư pháp diễn giải là cấm các quan chức chính phủ nhận bất kỳ loại quà tặng nào từ một thực thể nước ngoài.

Thực sự có hai nghĩa vụ pháp lý then chốt tác động đến lợi ích kinh doanh của một Tổng thống, theo Melber.

Một luật liên bang bắt buộc Tổng thống phải báo cáo các tài sản và hoạt động kinh doanh trong năm trước đó, và một bộ luật liên bang cấm các quan chức chính phủ lạm dụng chức vụ vì lợi ích riêng, hoặc sử dụng các nguồn lực chính phủ để đút lót hoặc moi tiền.

Đế chế kinh doanh của Trump chưa từng có tiền lệ? Melber cho hay, về số lượng tài sản, một số cựu Tổng thống, trong đó có George W. Bush, Bill Clinton, George H.W. Bush và Ronald Reagan tự nguyện sử dụng các quỹ tín thác bí mật.

Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama không dùng quỹ tín thác kiểu này với lập luận tài sản của ông rất hạn chế nên không cần thiết.

Tuy nhiên, trường hợp của Trump khá đặc biệt.

"Nhiều người có thể không đồng thuận về mức độ khác biệt của Trump - cả về quy mô chính xác lẫn bản chất riêng doanh nghiệp của ông, và cho rằng đó là một tình huống chưa từng có tiền lệ và gai góc đối với một tổng thống.

Theo Thanh Hảo

Vietnamnet