1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

NATO thực sự "khiêu khích" Nga như thế nào?

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất hôm 6/6 tại Ba Lan. Động thái này càng gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa NATO và Nga.

Chiến đấu cơ F-15 Eagle tại căn cứ quân sự Lielvarde, Latvia hôm 19/5.
Chiến đấu cơ F-15 Eagle tại căn cứ quân sự Lielvarde, Latvia hôm 19/5.

Theo Reuters, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất hôm 6/6 tại Ba Lan. Với tên gọi “Anakonda-16”, cuộc tập trận kéo dài 10 ngày có sự tham gia của 31.000 quân từ hơn 20 quốc gia.

Mục tiêu của cuộc tập trận là nhằm củng cố khả năng phối hợp hành động và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng thuộc từng quốc gia cũng như các lực lượng liên quân trong trường hợp xảy ra thảm họa tại khu vực. Cuộc tập trận sẽ kết thúc khi các thành viên NATO họp hội nghị thượng đỉnh của khối ở thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Quân đội Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng, với một trung đoàn cơ giới hóa đóng tại Đức mô phỏng nhiệm vụ giải cứu các nước Baltic khỏi cuộc tấn công của Nga.

Cuộc tập trận diễn ra chỉ vài tuần sau khi Mỹ triển khai việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa gây tranh cãi tại Đông Âu. Năm tới, Lầu Năm Góc có kế hoạch tăng gấp 4 lần chi tiêu quân sự ở châu Âu, lên tới 3,4 tỷ USD và bắt đầu tăng cường một lữ đoàn thiết giáp ở Đông Âu.

Phản ứng của điện Kremlin về cuộc tập trận Anakonda-16 là có thể dự đoán được. Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa đe dọa Romania về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu đặt tại Deveselu, miền nam nước này.

Cuộc tập trận quy mô lớn sẽ chỉ càng cho thấy Nga đang rơi vào tình thế bị bao vây.

Căng thẳng leo thang tương tự câu hỏi hóc búa “gà-trứng”. NATO cho rằng sự đáp trả là kết quả đáng tiếc của các cuộc tấn công của ông Putin nhằm vào Ukraine. Điện Kremlin biện minh rằng can thiệp quân sự là cần thiết để ngăn chặn quân đồng minh do Mỹ cầm đầu xâm lấn về phía đông

Hồi năm 2008, dưới sức ép của Nga, Đức và Pháp buộc phải từ chối ủng hộ Georgia và Ukraine gia nhập NATO. Nhiều tháng sau, Nga chiếm đóng hai vùng ly khai tại Georgia trước khi có sự kiện sáp nhập Crimea.

Trước khi chiến tranh Lạnh kết thúc, điều kiện duy nhất Liên Xô đưa ra trong vấn đề thống nhất Đức là không gia nhập Vacsava và NATO. Tuy nhiên, cam kết miệng vẫn chưa chính thức ký kết trên văn bản. Sau đó việc tiến hành mở rộng NATO về phía đông đã chứng minh, phương Tây dùng cam kết miệng để lấy Đức và Đông Âu từ tay Liên Xô.

Từ sau chiến tranh Lạnh, NATO đã tiến hành 3 lần mở rộng, tăng thêm 12 thành viên như năm 1999 là Ba Lan, cộng hòa Séc, Hungary…

Moscow tỏ ra không cam chịu trước các diễn biến của phương Tây. Khi chạy đua nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên năm 2000, ông Putin cho biết ông không coi NATO là kẻ thù cũng không loại trừ khả năng gia nhập NATO.

Quan hệ giữa hai nước Nga và Mỹ trở nên căng thẳng dưới thời kỳ Tổng thống George Bush, đặc biệt kể từ tháng 8/2008, khi nổ ra xung đột Nga – Gruzia. Chính quyền đảng Cộng hòa lúc đó tìm cách cô lập Moscow còn NATO đã ngừng các cuộc đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng NATO – Nga.

Khi lên nắm quyền năm 2009, Tổng thống Barack Obama có chính sách cải thiện quan hệ với Nga. Ông Obama bố “thiết lập lại” quan hệ với Nga và đóng băng kế hoạch triển khai phòng thủ tên lửa cho Đông Âu, có thể là vấn đề gây tranh cãi nhất giữa Washington và Moscow.

Obama ban đầu muốn hợp tác với Putin về các vấn đề chung và tiếp tục bỏ qua Nga. Tuy nhiên, có vẻ như Tổng thống Mỹ thất bại trong việc đánh giá những cơn đau mà hậu đế quốc vẫn còn gây rắc rối cho Nga.

Hành động của ông Putin về việc sát nhập Crimea và nổi dậy ở miền đông Ukraine khiến NATO bất ngờ. Thậm chí ngay cả khi các nước Đông Âu vẫn thận trọng với những ý định của Moscow, các nước còn lại trong liên minh xem Nga như một người hàng xóm khó tính hơn là một đối thủ tàng hình.

Những nỗ lực của NATO nhằm trấn an các đồng minh phương đông với các lực lượng từ Hoa Kỳ hay Đức là một bước đầu tiên rất quan trọng để khôi phục lại sự cân bằng ở châu Âu. Tuy nhiên, phòng thủ tên lửa là một bóng đá chính trị mà không gây ra mối đe dọa thực sự đối với Nga. Đông Âu đang sử dụng nó để có được sự ủng hộ của Hoa Kỳ trên mặt đất, trong khi điện Kremlin xem đó như vòng vây.

Theo Tuệ Lâm/ Reuters

Tiền Phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm