1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Năm loại vũ khí của Mỹ mà Nga mong ước

Tờ báo The National Interest đưa ra 5 loại vũ khí - thành tựu của Mỹ mà Nga đang phát triển và mong có được.

Trong thời chiến tranh lạnh cả Mỹ và Liên Xô đã tìm cách vượt lên nhau trong lĩnh vực vũ khí. MiG-25 của Nga đã buộc người Mỹ phải xây dựng các F-15, tượng tự Tu-95 và B-52, ngoài ra tàu ngầm và xe tăng cũng được cạnh tranh phát triển. Kết quả là hàng loạt vũ khí xuất hiện trong đó có cả vũ khí hạt nhân.

Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô mất khả năng cạnh tranh với Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Sự sa sút của tổ hợp công nghiệp quốc phòng ở Liên Xô trước đây đã làm các dự án phát triển bị đình trệ.

Ngày nay, thực tế rằng quân đội Nga vẫn đang là một trong những lực lượng mạnh và có ảnh hưởng trên thế giới, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập so với quân đội Mỹ. Dưới đây là năm lĩnh vực mà Nga muốn đạt được nhưng thuộc sở hữu của Hoa Kỳ.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm

Năm năm trước đây T-50 PAK FA đã được phát triển bởi Công ty cổ phần “Cục Thiết kế thử nghiệm Sukhoi”, dự kiến sự xuất hiện của nó có thể loại bỏ khoảng các hình thành giữa Nga và Hoa Kỳ trong lĩnh vực máy bay tiêm kích.

Tuy nhiên hiện nay công việc xây dựng chúng đang gặp khó khăn: các yếu tố kỹ thuật và kinh tế đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh về số lượng các đơn đặt hàng. Trong khi đó Mỹ tích hợp thành công máy bay chiến đấu F-22 “Raptor” trang bị cho mọi lực lượng.

F-22 “Raptor”
F-22 “Raptor”

Mặc dù Nga tiếp tục xây dựng và vận hành một số máy bay chiến đấu có sức mạnh lớn nhưng không loại nào trong số đó có thể so sánh với “Raptor”.

Theo báo Mỹ, kể cả tới lúc PAK FA hoặc bất kỳ loại kế nhiệm nào đó cũng sẽ không thể so sánh được với F-22 nâng cấp của Mỹ. Hoa Kỳ sẽ có một lợi thế quyết định trên bầu trời.

Các loại đạn có điều khiển mang độ chính xác cực cao

Ở Syria, Nga đã bắt đầu tăng cường sử dụng các loại đạn có điều khiển với khả năng chính xác cao so với chiến dịch quân sự tại Gruzia và Ukraine, nhưng vẫn đứng sau Mỹ về mức độ chiến đấu của loại vũ khí này.

Điều này được giải thích một phần là do đặc thù của học thuyết quân sự Nga. Tuy nhiên, lý do chính cho tình trạng này là do Nga không có dự trữ lớn vũ khí có điều khiển với độ chính xác cao, còn Hoa Kỳ đã tạo ra được chúng trong một vài thập kỷ trước.

Hơn nữa, máy bay quân sự Nga thường không được cài đặt bộ cảm ứng, đó là những điều kiện cần của hầu hết các máy bay phương Tây để tiến hành tấn công “không đối đất”.

Thu thập thông tin, giám sát và trinh sát

Sử dụng vũ khí có điều khiển với độ chính xác cao chả còn ý nghĩa gì, nếu bạn không biết chính xác nơi để tấn công. Vào thời kỳ cuối của cuộc Chiến tranh lạnh, tư tưởng quân sự của Liên Xô cho rằng, cần có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ “vẽ trước” các cuộc tấn công trong phạm vi rộng lớn.

Một số điều kiện đã thay đổi. Tuy nhiên quân đội Nga với khả năng thu thập thông tin, giám sát và trinh sát vẫn còn hạn chế, trong khi đó quân đội Mỹ lại rất giỏi. Tuy nhiên không thể phủ nhận Nga đang trên đường trở thành một cường quốc quân sự: lực lượng quân sự Nga đã tiến hành thành công các chiến dịch tại Gruzia, Ukraine và Syria, nâng cấp máy bay không người lái, thiết bị thông tin liên lạc, vệ tinh dẫn đường và máy tính tốc độ cao có thể làm cho quân đội Nga mạnh hơn rất nhiều.

Đ bộ đường biển

Trong năm 2010, Nga đã ký một hợp đồng với Pháp mua bốn tàu đổ bộ vạn năng lớp “Mistral”. Pháp đã xây dựng hai tàu đầu tiên và tiếp tục giúp Nga xây dựng cặp thứ hai. Những con tàu này cho phép thu hẹp khoảng cách lớn của lực lượng đổ bộ Nga, lưc lượng này không được phát triển kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.

Nhưng điều này đã không xảy ra. Việc sáp nhập Crimea vào Nga khiến Nga bị các nước phương Tây và Mỹ cấm vận, do đó Pháp đã không giao hàng cho Nga. Kết quả là Nga vẫn không có tàu đổ bộ hiện đại.

Nếu các hạm đội của Nga nhận “Mistral”, có lẽ họ sẽ đứng ở bờ biển của Syria.

Bây giờ các hạm đội của Nga buộc phải hoạt động bằng các tàu cũ, tuy nhiên ngành công nghiệp đóng tàu của Nga đang phát triển một con tàu lớn và hiện đại.

Quân đội chính quy, chuyên nghiệp

Nga tiếp tục chịu khổ cùng với các quy chế tuyển quân cũ, theo quy chế tuyển quân này thì lực lượng vào quân đội có một tỷ lệ rất thấp so với người dân Nga (theo một số ước tính chỉ có 11% nam giới từ 19 tuổi đến 27 tuổi).

Như một quy luật, đa số những người trẻ tuổi có sức khỏe tốt, có giáo dục và có triển vọng nghề nghiệp lại đang cố gắng trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tất cả điều này làm cho sức mạnh và chất lượng quân nhân bị giảm sút.

Hiện nay Nga đã nghiên cứu hàng hoạt kế hoạch cho quân đội chuyên nghiệp hơn nhưng việc thực hiện bị ngăn cản bởi rất nhiều vấn đề, ví như vấn đề liên quan đến văn hóa đặc trưng và những vấn đề về tài chính.

Quân đội Nga hiện nay vẫn là một lực lượng rất mạnh tuy nhiên nó vẫn không thể so sánh với thời kỳ chiến tranh lạnh. Việc suy giảm nền kinh tế Nga và sự sụt giảm giá dầu đã làm tình hình thêm trầm trọng.

Tuy nhiên có rất nhiều lý do để tin rằng người Nga đều nhận thức được những thiếu sót và quân đội của họ đang làm hết sức mình để giải quyết các vấn đề tồn tại.

Theo Chí Huy

Đất Việt