1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Mỹ xây căn cứ không quân ở miền bắc Syria

Tờ Akhbar (Lebanon) mới đây đưa tin, nhiều chuyên gia Mỹ đã hiện diện ở tỉnh Hasakeh miền bắc Iraq từ 50 ngày trước đó...

... Với nhiệm vụ là khảo sát, xây dựng một đường băng dài 2.500m, rộng 250m tại sân bay Abu Hajar, phục vụ các máy bay quân sự.

Sân bay Abu Hajar đã bị bỏ hoang từ năm 2010, hiện nằm dưới sự quản lý của Sở Nông nghiệp tỉnh Hasakeh (Syria), được sử dụng vào mục đích trồng trọt là chủ yếu. Sân bay nằm ở đông nam thị trấn Rimelan thuộc quyền kiểm soát của Lực lượng bảo vệ người Kurd (YPG). Khu vực này cũng là cứ điểm chủ chốt của YPG, nơi đặt nhiều kho vũ khí, đạn dược lớn.

Mỹ xây căn cứ không quân ở miền bắc Syria - 1

Những nữ chiến binh thuộc YPG. (Ảnh: RT)

“Các nhân viên người Mỹ đang trực tiếp giám sát sân bay cùng với lực lượng người Kurd. Mỹ cũng đã cho một số máy bay không người lái cất hạ cánh thử nghiệm tại đây. Sân bay sẽ giúp Washington có thêm một bến đỗ an toàn cho lực lượng bộ binh – ví dụ như các đơn vị đặc nhiệm; hỗ trợ quân sự cho các "đồng minh" của Mỹ ở Syria – lực lượng đang tìm cách giành quyền kiểm soát toàn bộ miền nam Hasakeh”, tờ al-Akhbar viết.

Đáng chú ý, Mỹ chưa hề nhận được sự đồng ý, hay nêu ý kiến với chính quyền Damascus để được phép cải tạo, xây dựng sân bay này.

Thông tin này xuất hiện chỉ một tuần sau khi YPG cho biết Mỹ và lực lượng này đang phối hợp xây dựng một căn cứ không quân rộng khoảng 10 hecta ở phía nam thị trấn Rimelan.

Ý định của Washington

Thông tin mà tờ al-Akhbar cho công bố cũng phù hợp với những diễn biến gần đây trong mối quan hệ giữa Mỹ với YPG nói riêng và lực lượng đối lập Syria nói chung.

Hôm 30/10, Tổng thống Barack Obama đã cho phép triển khai khoảng 50 đặc nhiệm Mỹ tới Syria để hỗ trợ Liên minh các lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Đây là lực lượng đối lập mới được hình thành, với khoảng 40.000-50.000 tay súng, nòng cốt là các thành viên thuộc YPG (30.000 chiến binh), kết hợp với một số nhóm khác như Liên minh người Syria gốc Arab (SAC) và nhóm người Assyria...

Trong tuyên bố thành lập được phát đi từ Hasakeh, một thủ lĩnh cấp cao của YPG khẳng định: Mục tiêu trước mắt của SDF là chống IS, giải phóng Hasekeh để từ đó tiến về sào huyệt quân khủng bố ở Raqqa; nhưng về lâu dài SDF hướng đến việc xây dựng một “Syria dân chủ, công lý, tự do và đa giáo phái”.

Truyền thông tại khu vực tiết lộ, chính Washington là người đứng sau thúc đẩy sự ra đời của SDF, sau khi Lầu Năm góc chấm dứt chương trình viện trợ, huấn luyện trị giá 500 triệu USD cho “lực lượng đối lập” ôn hòa vì không hiệu quả.

Phát biểu trước Ủy ban Quân lực Hạ viện hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tuyên bố Mỹ sẵn sàng mở rộng hoạt động hỗ trợ quân sự đối với các lực lượng tham gia chống IS ở miền bắc Syria (mà trọng tâm là SDF). Trên thực tế, chỉ hai ngày sau khi YPG ra tuyên bố, 50 tấn vũ khí của Mỹ đã được chuyển tới tay SDF.

Sau một tháng giao tranh, SDF đã giành lại quyền kiểm soát đối với một khu vực rộng hơn 1.000 km2 từ tay IS, “giải phóng” được 200 ngôi làng ở miền đông Hasakeh khỏi quân khủng bố. Nổi bật nhất là chiến thắng ở Al-Hawl, thị trấn nằm trên tuyến được tiếp vận của IS nối từ “thủ phủ” Raqqa ở Syria tới thành phố Sinjar (Iraq).

“Đây là chiến thắng chiến lược lớn nhất cho đến nay, có được từ hoạt động điều phối tuyệt vời với liên quân (do Mỹ đứng đầu).  Họ (liên quân) phối hợp hiệu quả và giúp chúng tôi giành được thắng lợi trước quân khủng bố IS”, Talal Sillu – một phát ngôn viên của SDF tiết lộ.

Theo Hoài Thanh/PressTV, Orientalreview

baotintuc.vn