1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Mỹ lập Quân đoàn không gian, Nga lấy gì chống đỡ?

Mỹ đang đàm phán về việc tiếp tục phát triển lực lượng không gian độc lập và thành lập thành “Quân đoàn không gian” riêng, Nga lấy gì đáp trả.

Trong tuần này, Thượng viện Mỹ sẽ quyết định thành lập các thành phần thuộc Lực lượng vũ trang mới “Quân đoàn không gian”, đây sẽ là đội quân chiến đấu riêng dưới sự chỉ huy của Không quân Hoa Kỳ.

Rõ ràng việc thành lập lực lượng này cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Hoa Kỳ trong tương lai là làm chủ không gian, đồng thời phía Nga buộc phải chuẩn bị tinh thần để đối đầu với mối đe dọa mới này.

Nga có gì để chống lại Hoa Kỳ trong cuộc chiến không gian?


Một số lượng vệ tinh nhân tạo đang “bao vây” Trái đất với nhiều mục đích khác nhau tiềm ẩn nguy cơ cuộc chiến trong không gian mới, đặc biệt là sau khi Mỹ tuyên bố thành lập Quân đoàn không gian.

Một số lượng vệ tinh nhân tạo đang “bao vây” Trái đất với nhiều mục đích khác nhau tiềm ẩn nguy cơ cuộc chiến trong không gian mới, đặc biệt là sau khi Mỹ tuyên bố thành lập "Quân đoàn không gian".

Tại thời điểm này trong không gian có khoảng gần 15000 vật thể. Trong số này phía Nga có 1402 vệ tinh, còn Mỹ có khoảng 1122 vệ tinh, các quốc gia còn lại có khoảng hơn 1500 vệ tinh, số còn lại là các tầng tên lửa, các vỏ đầu tên lửa và các mảnh vụn khác.

Trong số các vệ tinh này rất khó để xác định có bao nhiêu vệ tinh thực hiện nhiệm vụ quân sự, có bao nhiêu là bán quân sự và loại nào trong số đó có thể được sử dụng trong trường hợp có chiến tranh.

Nếu xảy ra cuộc chiến trên không gian cần phải xác định được những gì có trong môi trường này. Chắc chắn rằng trong không gian chỉ có các tàu vũ trụ với đầu đạn hạt nhân và tên lửa mang vào không gian, sau đó thực hiện các cuộc tấn công từ ngoài quỹ đạo.

Tuy nhiên kể từ ngày 5/8/1963, Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, không gian vũ trụ và dưới nước (Hiệp ước Moscow) đã được ký kết. Các bên tham gia Hiệp ước này gồm có Liên Xô, Mỹ và Anh, sau đó có thêm 128 quốc gia tham gia.

Về nội dung, cơ bản gồm có các điều lệ sau:

1. Tất các các quốc gia, không phân biệt có thể thăm dò không gian vũ trụ để nghiên cứu và sử dụng.

2. Không gian vũ trụ không thuộc quyền sở hữu của quốc gia nào.

3. Nguyên tắc không sử dụng các lực lượng hoặc mối đe dọa nào trên không gian.

4. Không thực hiện các vụ nổ hạt nhân trong không gian, không xây dựng bất kỳ các vật thể nào mang vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào, không lắp đặt các loại vũ khí như vậy trên các thiên thể.

5. Nghiêm cấm thành lập trên các thiên thể các căn cứ quân sự, thử nghiệm bất kỳ loại vũ khí nào và tiến hành diễn tập quân sự.

6. Quốc gia có đăng ký mang vật thể lên không gian có quyền được giữ lại và kiểm soát vật thể đó.

7. Quốc gia có vật thể phải chịu trách nhiệm quốc tế về thiệt hại mà vật thể trong không gian của mình gây ra với các quốc gia khác.

8. Quốc gia khác cam kết không can thiệp vào các vật thể của các quốc gia khác.

9. Các quốc gia cam kết cấm các tác động quân sự trong không gian vũ trụ.

Những điều khoản nghiêm ngặt này đã ảnh hướng lớn đến các dự án, kế hoạch chinh phục không gian. Ví dụ như dự án 1962 R-36ort đã không thể tiếp tục vì thỏa thuận này.

Hầu hết các vệ tinh trong không gian hiện tại là các vệ tinh thông tin liên lạc, vệ tinh do thám cũng như các tổ hợp hỗ trợ các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu - của Mỹ là GPS, cuả Nga là GLONASS. Những hệ thống này là những hệ thống đa mục đích cả cho dân sự và quân sự.

Tuy nhiên thực tế việc phóng vệ tinh của các quốc gia là việc hoàn toàn bí mật. Mục đích thực sự và con số chính xác chỉ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và người đứng đầu quốc gia biết.

Mặc dù các vụ phóng vệ tinh phần lớn đều được thông báo theo điều luật quốc tê. Nhưng chỉ mang tính hình thức còn thông tin không rõ ràng.

Nga thất thế trước Mỹ trong cuộc chiến không gian?

Theo một số nguồn tin, hiện tại số lượng các vật thể quân sự trong không gian của Hoa Kỳ nhiều hơn Nga rất nhiều.

Nhóm vật thể này trong không gian của Mỹ có khoảng 500 vệ tinh. Mỗi năm nước Mỹ phóng thêm gần 30 vệ tinh, vì vậy chi phí để duy trì chúng mỗi năm cũng vào khoảng 25 tỷ USD.

Đối với Nga, theo Phó chỉ huy của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga, Trung tướng Oleg Gromov, năm 2006 Nga có 58 vệ tinh hoạt động, 40 trong số đó hoạt động cho mục đích quân sự và 18 hoạt động với hai mục đích.

Đến năm 2015, theo ước tính Nga có khoảng 120-160 vệ tinh. Trong số này không có thông tin về việc có bao nhiêu vệ tinh đã loại ngừng hoạt động và cũng không biết có bao nhiêu vệ tinh sử dụng với mục đích quân sự hay dân sự.

Hiện này cả hai cường quốc này đều tuyên bố ổn định số lượng các vệ tinh trên quỹ đạo. Bây giờ không quốc gia nào theo đuổi để gia tăng số lượng chúng, chỉ đơn giản là cố gắng để đưa các thiết bị mới lên thay thế cho thiết bị sắp hết hạn.

Theo một số nguồn tin, để theo dõi các hành động của đối phương, quân đội Nga sử dụng vệ tinh trinh sát quang ảnh “Bars-M”, chúng được dùng để chụp ảnh có độ phân giải cao của bề mặt Trái đất.

Trên quỹ đạo hiện có 2 loại vệ tinh này, theo kế hoạch sẽ có tổng cộng 6 hệ thống vệ tinh này trên quỹ đạo.

Theo các chuyên gia, “Bars-M” là thiết bị quang học rất nhạy cảm. Trên vệ tinh này có một cặp kính viễn vọng, bộ phát laser, thiết bị hiệu chuẩn, máy đo khoảng cách bằng laser, gương phản xạ và cảm biến định hướng của vệ tinh.

Trong khi đó Mỹ đang sở hữu loại tàu vũ trụ Boeing X-37. Đây là máy bay thử nghiệm bay trong quỹ đạo, chúng được thiết kế để thử nghiệm công nghệ tương lai. Chúng được cho là có thể bay ở độ cao từ 200 đến 750 km, có khả năng thay đổi quỹ đạo nhanh chóng và cơ động cao.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, loại máy bay này là cơ sở để phát triển công nghệ đánh chặn không gian trong tương lai, cho phép kiểm tra vật thể không gian của quốc gia khác và nếu cần thiết có thể loại bỏ chúng.

Với mục đích này, máy bay phù hợp với nội dung văn kiện “Chính sách không gian quốc gia Hoa Kỳ” vào năm 2006.

Trong trường hợp có cuộc xung đột toàn cầu, cả hai quốc gia sẽ nhanh chóng làm giảm bớt các nhóm vệ tinh, lấy đi “đôi mắt”, “đôi tai” của đối phương. Sau đó tất cả các phương tiện còn lại cơ bản đều tốt giống nhau.

Mới đây nhất Nga tuyên bố hệ thống phòng không S-500 của họ có khả năng tiêu diệt các vệ tinh tầm thấp và vũ khí không gian được phóng từ máy bay siêu thanh và các cuộc tấn công của UAV siêu thanh.

Nhiều khả năng, trong trường hợp có chiến tranh toàn cầu, cả hai bên sẽ cố gắng tiêu diệt càng nhiều số lượng các vệ tinh của đối thủ càng tốt, nhờ sự giúp đỡ từ các hệ thống tên lửa có trang bị đầu đạn hạt nhân được phóng trên mặt đất.

Nếu xét về điểm này Nga dường như lợi thế trước Mỹ. Sau đó sẽ nhanh chóng triển khai vệ tinh mới để đảm bảo thông tin liên lạc. Tuy nhiên người ta hy vọng rằng, điều này sẽ không xảy ra.

Với những gì đang diễn ra, trong tương lai cuộc chiến trong không gian và làm chủ không gian là hoàn toàn có thể.

Theo Chí Huy

Báo Đất việt