1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ dự báo Trung Quốc "nắn gân" láng giềng năm 2015

Bản cập nhật chiến lược biển năm 2015 của quân đội Mỹ sẽ phản ánh những thay đổi trong các lĩnh vực an ninh toàn cầu.

Đối với vấn đề sự hiện diện ngày càng gia tăng của hải quân Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiều thảo luận của các chuyên gia quân sự xem đó là mối đe dọa số một cho vị trí thống trị của hải quân Mỹ trong khu vực. Sĩ quan báo chí hải quân Mỹ Timothy Hawkins khẳng định chủ đề này "sẽ được đề cập xuyên suốt trong bản cập nhật chiến lược biển năm 2015".

Hải quân Mỹ cũng cho thấy lo lắng của họ trước các cuộc tấn công mạng tương lai vì tốc độ phát triển công nghệ quá cao hiện nay.

"Môi trường an ninh toàn cầu đã thay đổi, mặc dù Mỹ đã và đang đi đầu trong công nghệ tiên tiến nhiều năm qua, nhưng sự sẵn có và chi phí mua công nghệ thấp đã dẫn đến sự phát triển của họ (kẻ thù tiềm năng của Mỹ).

Kẻ thù tiềm năng đã phát triển các khả năng tấn công mạng và thông tin vào điểm yếu an ninh mạng, mà chúng ta đã quá phụ thuộc vào", Hawkins nói.

Ông Hawkins cũng cho biết mặt dù trong năm nay Mỹ cho ra mắt bản cập nhật chiến lược hải quân mới, nhưng các mục tiêu chính của quân đội Mỹ trong năm sẽ không thay đổi ngay lập tức.
 
Hạm đội Mỹ luôn dè chừng Trung Quốc ở châu Á- Thái Bình Dương

Hạm đội Mỹ luôn dè chừng Trung Quốc ở châu Á- Thái Bình Dương

"Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các sứ mệnh hiện tại, chúng tôi sẽ vẫn là những người bảo đảm chính cho an ninh toàn cầu thông qua quan hệ với các đối tác nhưng chúng tôi cũng sẵn sàng chiến đấu với mọi kẻ thù tiềm năng", sĩ quan báo chí kết luận.

Chiến lược biển của hải quân Mỹ sẽ sớm được ra mắt trong vài tuần nữa, theo Hawkins.

Liên quan đến chiến lược biển của hải quân Mỹ, cách đây không lâu, Austin Bay, một nhà bình luận thời sự quốc tế Mỹ ngày 2/1 bình luận trên trang Creators và ông đặt câu hỏi: liệu năm 2015 Trung Quốc có tiếp tục "nắn gân láng giềng" trên bộ hay không sau một cú nắn gân năm 2013 ở Hoa Đông và Biển Đông năm 2014?

Vì lợi ích của hòa bình thế giới, chúng ta hãy hy vọng là không. Tuy nhiên lực đẩy và các hành động "nắn gân" kỷ lục của Trung Quốc, đặc biệt là trong 2 năm qua dễ khiến các nhà ngoại giao lo lắng, còn các nhà bình luận thì đưa ra những cảnh báo.

Austin Bay lưu ý rằng, năm 1979 Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng rất tàn bạo xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 năm qua trên Biển Đông không chỉ là một cuộc đối đầu trên lĩnh vực dầu mỏ, mà nó còn thể hiện nguy cơ va chạm nguy hiểm về mối quan tâm và ý chí giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mục tiêu của Bắc Kinh là bành trướng ra Biển Đông với "đường lưỡi bò".

Trung Quốc đã triển khai quân đội và đang xây dựng (bất hợp pháp) trên một số bãi đá ở Trường Sa và các đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà họ đánh chiếm những năm 1974, 1988.

Ngoài ra, không quá xấu như kịch bản của Austin Bay đưa ra, nhiều chuyên gia quốc tế cũng nhận định rằng, năm 2015, với việc chuẩn bị một loạt các "công sự trên biển", Trung Quốc sẽ tiến tới việc xác lập quyền kiểm soát của mình bằng một vùng nhận diện phòng không tương tự như ở Hoa Đông trên Biển Đông.

Và chắc chắn, với Biển Đông, mà đối thủ là các quốc gia thường xuyên bị Trung Quốc lấn át, sẽ không có chuyện Bắc Kinh để ADIZ của họ chỉ có tác dụng "lưu hành nội bộ" như cách Nhật Bản phản đối. ASEAN sẽ bị lấn át và gây hấn nghiêm trọng trong không phận của họ nếu không kiên quyết.

Theo Quang Hiếu (tổng hợp MTG/ĐVO)
Đất Việt