Mỹ đã nắm thông tin tuyệt mật của Trung Quốc?
Sự bất an của Trung Quốc trước nguy cơ bị sao chép công nghệ quốc phòng đã thành sự thật khi bí mật của tên lửa DF-31 đã lọt vào tay Mỹ.
Thông tin này được tờ Duowei News cho biết, theo đó tài liệu tuyệt mật tên lửa đạn đạo DF-31 của Trung Quốc đã được chuyển cho Đài Loan và sau đó đến tay Mỹ. Và tương lai của tên lửa DF-31 đang khá mong manh khi những năm 1990, nhà khoa học kiêm doanh nhân Wo Weihan ăn cắp thông tin mật về tên lửa này từ chuyên gia tên lửa Guo Wanjun.
Các tài liệu bảo mật đã được giao cho Đài Loan trước khi chuyển tới tay Mỹ. Cả Wo và Guo đều bị kết tội làm gián điệp và bị xử tử hình năm 2008. Vụ rò rỉ này, Trung Quốc buộc phải phát triển biến thể tên lửa DF-31A thử nghiệm lần đầu ngày 22/11/2002 và chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2006.
Trung Quốc thử nghiệm tên lửa DF-31A.
Phạm vi hoạt động của DF-31A tăng lên 11.500 km, trở thành vũ khí trọng yếu của Quân đoàn Pháo binh số 2 trước khi hai loại tên lửa mới hơn là DF-41 và JL-2 phục vụ.
Trung Quốc lo lắng bị sao chép
Thông tin vụ rò rỉ thông tin quốc phòng tuyệt mật này cùng lúc với lo lắng của Trung Quốc về nạn sao chép công nghệ quốc phòng. Theo đó, từ ngày 15/8, các nhà sản xuất một số loại UAV và máy tính mạnh nhất định sẽ phải cung cấp thông tin kỹ thuật chi tiết cho chính quyền để xin giấy phép trước khi xuất khẩu, theo Tân Hoa Xã.
Các quy định mới của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quân đặc biệt nhằm vào các UAV có thể bay lâu hơn 1 giờ và ở độ cao hơn 15.420 m. Trong 5 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc đã xuất khẩu 160.000 UAV dân sự, tăng 70% so với năm ngoái, trị giá hơn 120 triệu USD, tờ China Daily đưa tin tháng trước.
Hiện nay, nhà sản xuất UAV dẫn đầu Trung Quốc DJI đang thống trị thị trường toàn cầu trấn an rằng, các sản phẩm của họ không liên quan đến các quy định kiểm soát xuất khẩu mới vì chính phủ chủ yếu muốn hạn chế xuất khẩu công nghệ quân sự.
Bình luận về quy định mới của Trung Quốc, tờ China Daily cho biết Bắc Kinh đang tỏ ra lo lắng về chuyện bí mật công nghệ quân sự của nước này bị sao chép thông qua những thương vụ với khách hàng nước ngoài - mối lo này cũng từng xảy ra với tiêm kích tàng hình J-20.
Hồi cuối năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu tiêm kích J-20 do sợ bị các thế lực thù địch sao chép công nghệ trên dòng máy bay này. Quyết định cấm xuất khẩu J-20 được Trung Quốc đưa ra khá bất ngờ.
Có vẻ như Trung Quốc muốn giữ những mọi tính năng cao cấp của J-20 cho riêng mình. Tiền bạc không đáng để Bắc Kinh đánh đổi những bí mật của loại máy bay chiến đấu có khả năng "tàng hình" trước radar đối phương, Song Zhongping - một cựu sĩ quan trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, tiết lộ về lệnh cấm xuất khẩu này trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Phượng Hoàng vào tháng 12/2014.
“Việc xuất khẩu các công nghệ tiên tiến của quân đội Trung Quốc đã bị cấm”, ông Song nói, “Điều này nhằm đảm bảo công nghệ của J-20 không rơi vào tay các thế lực thù địch".
Theo Hòa Sơn
Đất Việt