1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Máy bay năng lượng mặt trời lần đầu bay xuyên nước Mỹ

(Dân trí) - Chiếc máy bay có người lái đầu tiên có thể bay cả ngày lẫn đêm chỉ bằng năng lượng mặt trời đã cất cánh hôm qua trong khuôn khổ chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên.

Solar Impulse trên đường băng tại California trước khi bắt đầu hành trình xuyên nước Mỹ.
Solar Impulse trên đường băng tại California trước khi bắt đầu hành trình xuyên nước Mỹ.

Solar Impulse, do nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Bertrand Piccard điều khiển, đã cất cánh từ đường băng tại phía bắc California lúc 6h12 sáng qua giờ địa phương giữa buổi bình minh, trong một sự khởi đầu mà một nhân viên kiểm soát sứ mệnh gọi là “cú cất cánh hoàn hảo”.

Máy bay sau đó đã bay qua khu vực giáp ranh giữa 2 bang California và Arizona trên sông Color. Solar Impulse mất khoảng 19 giờ để hoàn thành chặng đường tới thành phố Phoenix trong tham vọng bay xuyên nước Mỹ .

Bay êm và chậm với tốc độ trung bình khoảng 50km/h, Solar Impulse dự kiến sẽ tới Phoenix, Arizona vào tối nay theo giờ địa phương.
 
Đây là chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên của một máy chỉ dùng năng lượng mặt trời.
Đây là chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên của một máy chỉ dùng năng lượng mặt trời.

Một bảng đồng hồ có ghi tốc độ thực tế, hướng bay, tình trạng pin, máy phát điện, năng lực động cơ, cùng với các camera buồng lái của cả Piccard và góc nhìn của phi công từ máy bay đều được cập nhật trên trang live.solarimpulse.com.

Lịch trình tại Mỹ cho phép máy bay có tối đa 10 ngày tại mỗi điểm dừng để trưng bày công nghệ của máy bay với công chúng. Các điểm dừng chân khác được lên kế hoạch là Dallas, Texas và thủ đô Washington trước khi kết thúc tại New York vào đầu tháng 7.

Lịch trình cho phép 2 phi công - Piccard và người đồng sáng chế Andre Borschberg, một kỹ sư Thụy Sĩ kiêm cựu phi công máy bay chiến đấu - chia sẻ công việc và nghỉ ngơi trong mỗi chuyến đi.

Mục đích của cuộc hành trình từ bờ tây sang bờ đông nước Mỹ của Solar Impulse là nhằm chứng tỏ rằng máy bay có thể cất cánh mà không cần nhiên liệu, và đặt mục tiêu cuối cùng là chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 2015.
 
Phi công Bertrand Piccard điều khiển máy bay trong chặng đầu tiên.
Phi công Bertrand Piccard điều khiển máy bay trong chặng đầu tiên.
Máy bay 4 mô tơ điện và hoạt động bằng năng lượng được cung cấp bởi gần 12.000 tấm thu năng lượng mặt trời. Các pin của máy bay thu và trữ năng lượng mặt trời, giúp nó có thể bay cả ngày lẫn đêm.

Trước đó, Solar Impulse đã hoàn thành các chuyến bay dài. Hồi năm 2010, nó đã thực hiện chuyến bay đầu tiên cả ngày lẫn đêm trong 26 giờ liền.

 

Đôi nét về Solar Impulse:


Đôi nét về Solar Impulse:

-          Sải cánh: 63m
-          Trọng lượng: 1,6 tấn
-          Chở 11.628 tấm thu năng lượng mặt trời
-          Mang 400kg pin lithium-ion
-          Độ cao tối đa: 8.500km 

Tuy nhiên, vì khoang điều khiển chỉ có đủ chỗ cho một phi công nên dù máy bay có thể thực hiện chuyến bay xuyên nước Mỹ chỉ trong 3 ngày nhưng Piccard vẫn quyết định dừng lại để nghỉ ngơi và hoán đổi việc điều khiển máy bay cho Borschberg ở các điểm dừng chân.

Solar Impulse được “trình làng” vào năm 2003. Nó có sải cánh tương đương một chiếc Airbus A340 nhưng nặng chỉ bằng một chiếc xe hơi tầm trung.

Đây là chuyến bay xuyên nước Mỹ lần đầu tiên của một máy chỉ dùng năng lượng mặt trời.

Hành trình tại Mỹ cũng là chuyến bay xuyên lục địa đầu tiên của Solar Impulse. Máy bay đã hoàn thành chuyến bay xuyên lục địa đầu tiên từ châu Âu sang châu Phi hồi tháng 7 năm ngoái.

Tuy nhiên, chiếc máy bay thân mỏng rất nhạy cảm đối với sự nhiễu động trên không và không có chỗ cho các hành khách. Nhưng ông Piccard khẳng định rằng những thách thức này sẽ được giải quyết trong tương lai.
 
Xem video:
 
 

An Bình
Theo AFP, AP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm