“Manhattanhenge” - Cuộc trình diễn ánh sáng kỳ diệu của tạo hóa
(Dân trí) - Nếu người Anh có Stonehenge, bãi đá tuyệt đẹp, huyền bí, thì người Mỹ cũng có hiện tượng có một không hai ở chốn đô thành. Đó là “Manhattanhenge”.
“Manhattanhenge” là cuộc trình diễn ánh sáng kỳ thú của mặt trời ở Manhattan, New York. Hiện tượng này chỉ xảy ra hai năm một lần, khi mặt trời lặn tạo thành một đường thẳng hoàn hảo với mạng lưới đường phố của Manhattan, nghĩa là mặt trời nằm ngay trên đường ranh giới chính giữa của mọi con đường.
Tuy nhiên, cuộc trình diễn ánh sáng của tạo hoá này cũng có chút "gia công" của con người. Đó là do đường phố Manhattan được chia theo ô bàn cờ kiểu Hy Lạp cổ, và được bố trí ở góc 29 độ rất đặc biệt, trùng với hướng đông chí và hạ chí ở vùng vĩ độ 40 bắc. Đây là cách bố trí tuân theo cách bố trí Stonehenge của người Anh cổ. Chính vì vậy mà cuộc trình diễn ánh sáng trên được gọi là Manhattanhenge (từ do Neil deGrasse, một nhà vật lý học thiên thể ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ đặt vào năm 2002).
Theo Viện bảo tảng lịch sử tự nhiên Mỹ, năm nay, hiện tượng Manhattanhenge xảy ra vào thứ năm và thứ sáu tuần trước, và kéo dài trong 15 phút.
Nếu ở Stonehenge có thể chiêm ngưỡng cuộc trình diễn ánh sáng của tạo hoá vào thời điểm xuân phân (21/3) và thu phân (21/9) hàng năm, khi Mặt Trời mọc và lặn ở chính Đông và chính Tây, thì ở Manhattan, Manhattanhenge xảy ra vào cuối tháng 5 hoặc giữa tháng 7.
| |
Mặt trời bắt đầu lặn ở Manhattan. |
| |
Bầu trời sau toà nhà Chrisler sáng rực, trong khi một người khách dừng lại chụp hiện tượng Manhattanhenge |
| |
Mặt trời chiếu rọi mọi con phố ở Manhattan. |
| |
Phan Anh
Theo Mail Online, Wikipedia