1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Lý do Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng căn cứ hải quân trên Biển Đen

Các nhà phân tích cho rằng, cung cấp các hỗ trợ hậu cần thiết yếu cho hải quân và biến lực lượng hải quân trở thành thế lực lớn tại Biển Đen là những gì mà Thổ Nhĩ Kỳ hướng tới trong việc xây dựng căn cứ hải quân trên Biển Đen.

Lý do Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng căn cứ hải quân trên Biển Đen - 1

Theo thông tin từ kênh truyền hình tư nhân NTV (Thổ Nhĩ Kỳ) hôm 12/12, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu xây dựng căn cứ hải quân tại cảng biển Chamburnu trên Biển Đen, thuộc vùng Surmene, tỉnh Trabzon, phía đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo kế hoạch đề ra, căn cứ hải quân Chamburnu ở Trabzon sẽ có diện tích khoảng 60.000 m2. Sau khi hoàn thành sẽ có 400 quân nhân và 200 chuyên gia dân sự tới làm việc tại nơi này.

Căn cứ hải quân Chamburnu sẽ là căn cứ hải quân thứ 9 của Thổ Nhĩ Kỳ. Tính thới thời điểm hiện tại, Ankara sở hữu các căn cứ hải quân ở Mersin và Iskenderun trên Biển Địa Trung Hải, Akzas và Focha trên Biển Aegean, Golcuk thuộc vùng Biển Marmara, Eregli trên Biển Đen, cũng như các căn cứ ở Istanbul và Canakkale, thuộc eo biển Bosphorus.

Do căn cứ hải quân Chamburnu chỉ nằm cách tỉnh Trabzon 40 km, vì thế nó có vị tri địa lý tuyệt vời để cung cấp đầy đủ hỗ trợ hậu cần cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và có cơ sở hạ tầng cần thiết.

Các nhà phân tích cho rằng, cung cấp các hỗ trợ hậu cần thiết yếu cho hải quân và biến lực lượng hải quân trở thành thế lực lớn tại Biển Đen là những gì mà Thổ Nhĩ Kỳ hướng tới trong việc xây dựng căn cứ hải quân trên Biển Đen.

Nghị sĩ Salih Jora từ Trabzon, Đại biểu Quốc hội của Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền đánh giá, để duy trì khả năng chiến đấu cao của lực lượng hải quân, cần phải cung cấp những khoản đầu tư lớn và phải lập kế hoạch chi tiết cho tương lai xa hơn. Dự án xây dựng căn cứ quân sự trên Biển Đen là một phần của kế hoạch dài hạn, ý tưởng này đã xuất hiện cách đây vài năm.

“Mục đích của hải quân thổ Nhĩ Kỳ là cung cấp dịch vụ hậu cần cho các thành phần chính của hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ là tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tuần tra. Thông qua đó nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh của lực lượng Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và tạo ra cơ sở hạ tầng hậu cần thiết yếu”, ông Salih Jora nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng căn cứ hải quân trên Biển Đen ngay sau cuộc xung đột Nga-Ukaraine tại Eo biển Kerch – nối liên Biển Azov và Biển Đen là động thái hết sức đáng chú ý.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Sputnik, chuyên gia Andrei Boldyrev, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Cận Đông và Trung Đông của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đánh giá, mục đích xây dựng căn cứ hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm tiếp tục củng cố vị thế của chính quyền Ankara ở khu vực Biển Đen-Địa Trung Hải.

Mặt khác, quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ được thông qua ngay sau khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương phô trương sức mạnh để đối phó với vụ việc xảy ra ở eo biển Kerch giữa Nga và Ukraine.

“Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với thực tế này, và căn cứ ở khu vực Trabzon là cách đáp trả nguy cơ leo thang tình hình căng thẳng ở Biển Đen. Bởi ai cũng biết Trabzon là một thành phố cảng lớn và một điểm địa lý thuận tiện. Trong mọi trường hợp, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy rõ rằng họ theo dõi sát diễn biến tình hình ở Biển Đen và sẵn sàng thực hiện những bước đi cần thiết. Theo tôi, dự án xây dựng căn cứ hải quân ở Trabzon cho thấy rõ điều đó”, ông Andrei Boldyrev nhấn mạnh.

Theo Ngọc Anh

Tiền Phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm