1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Liệu có khả năng Nga - Mỹ trực tiếp đối đầu quân sự vì Syria?

Tờ Moskovsky Komsomolets dự đoán tình hình căng thẳng tại Syria có thể dẫn đến khả năng Nga-Mỹ trực tiếp đối đầu quân sự.

Theo tờ Moskovsky Komsomolets của Nga, việc Nga - Mỹ đối đầu quân sự có khả năng dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ 3: “Hãy tưởng tượng Mỹ tiến hành những gì mà nước này mong muốn từ lâu, trong đó có việc tấn công Tổng thống Syria Bashar al-Assad không phải do nhầm lẫn mà là do cố ý.

Tên lửa Iskander của Nga trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: Reuters
Tên lửa Iskander của Nga trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: Reuters

Việc Nga tìm cách bảo vệ đồng minh của mình hoặc tìm cách đánh trả Mỹ sẽ dẫn đến cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 3. Nga có thể giành thắng lợi nhưng cũng có thể sẽ thảm bại. Chúng ta không nên quên rằng, Nga đang chơi một trò chơi cực kỳ mạo hiểm ở Syria”.

Trong khi đó, báo chí phương Tây cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin dù đã nhất trí hợp tác với phương Tây để đẩy lùi IS ở Syria nhưng lại chỉ chăm chăm đánh bom vào phe đối lập đang tìm cách lật đổ ông Assad.

Báo chí phương Tây khẳng định, các cuộc không kích của Nga gần đây đã tàn phá nặng nề cho thành phố Aleppo. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã lên tiếng kêu gọi điều tra những hành động được coi là “tội ác chiến tranh” của Nga ở Syria.

Nga cũng bị cáo buộc xâm nhập trái phép vào dữ liệu của Ủy ban Bầu cử Toàn quốc đảng Dân chủ và hàng chục điểm đăng ký bầu cử trên toàn nước Mỹ nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống đang diễn ra.

Ngoài ra, từ trước đến nay, Nga vẫn luôn coi việc NATO mở rộng sang phía Đông là mối đe dọa lớn đến an ninh của nước này và nhiều lần lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu với lý do hệ thống này có thể được sử dụng để tấn công Nga.

Trong một động thái đáp trả, Bộ Ngoại giao Nga xác nhận nước này đã điều các tên lửa hạt nhân đến Kaliningrad gần biên giới Ba Lan. Theo tờ Telegraph, các quả tên lửa Iskander này có thể đánh trúng mục tiêu cách đó gần 725km, đồng nghĩa với việc thủ đô Berlin của Đức hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của loại tên lửa này.

Ngoài ra, theo CNN, Nga cũng đã tiến hành một cuộc diễn tập dân sự trên quy mô lớn vào cuối tuần qua. Trong cuộc diễn tập này, những người tham gia được hướng dẫn cách tồn tại sau một cuộc tấn công hạt nhân.

Trước những động thái này của Nga, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier bày tỏ lo ngại với tờ Bild rằng, tình hình hiện nay còn nguy ngập hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh./.

Theo Trần Khánh/VOV.VN

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm