1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Kiev định “trốn” sau lưng lực lượng gìn giữ hòa bình?

Thỏa thuận Minsk đạt được hôm 12/2 nhiều khả năng được tuân thủ khi quân đội Kiev rút khỏi Debaltsevo cùng nhiều vũ khí hạng nặng, bên cạnh đó Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã cử quan sát viên tới theo dõi, cùng chương trình trao đổi tù binh và cải cách hiến pháp.

Quang cảnh sau cuộc nã pháo tại miền Đông Ukraine

Quang cảnh sau cuộc nã pháo tại miền Đông Ukraine
 
Tuy nhiên, dường như Kiev không mấy vội vàng tuân theo lệnh ngừng bắn mới này.

Theo chỉ thị từ Tổng thống Poroshenko, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine đã đưa ra ý tưởng đề xuất với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cùng Liên minh châu Âu đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới không chỉ miền Đông nước này mà còn cả biên giới với Nga - nơi Kiev không có quyền kiểm soát trong thời điểm này.

Đặc phái viên của Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin đã tỏ ra rất bất ngờ trước ý tưởng trên. “Có nhiều kế hoạch được đặt ra nhưng câu hỏi ở đây là liệu nó có thực sự nhằm thực hiện thỏa thuận Minsk hay không”. Nghị sĩ cấp cao của Nga Konstantin Kosachev cho rằng kế hoạch này sẽ chỉ khiến thỏa thuận Minsk bị đổ bể.

Tất nhiên đề xuất trên vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phe ly khai. Phát ngôn viên của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Andrey Purgin đã tuyên bố rằng hiện nay chưa cần thiết phải huy động lực lượng gìn giữ hòa bình đến Donbas. “Nếu chúng tôi thực sự cần tới lực lượng gìn giữ hòa bình, chúng tôi sẽ chọn người Nga. Nhưng hiện giờ việc đó thuộc quyền của OSCE. Vì vậy giải pháp trên được đưa ra là quá sớm”.

Có 2 kiểu chiến dịch gìn giữ hòa bình được Liên Hiệp Quốc thực hiện. Một là chiến dịch nhằm khôi phục lại hòa bình tại những khu vực hỗn loạn. Hai là kiểu chiến dịch nhằm duy trì hòa bình một khi nó đã được thiết lập. Liệu triển khai lực lượng này tới Ukraine có phù hợp trong tình hình hiện nay không? Nếu quân đội Kiev cứ tiếp tục hết lần này tới lần khác phá vỡ thỏa thuận Minsk bằng cách tấn công Donbas và phe ly khai trả đũa, thì câu trả lời chắc chắn sẽ là “Có”. Nhưng để Hội đồng Bảo an ra được quyết định, cần có sự đồng thuận của cả 5 nước thành viên thường trực (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc). Điều này xem chừng khó xảy ra. Vì vậy chỉ còn cách là hai bên giao tranh tại Ukraine đạt được sự nhất trí cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình tới can thiệp.

Rất khó để quân nổi dậy chấp nhận cho quân đội phương Tây, nói cách khác là các nước NATO tới vùng đang tạm ngừng giao tranh bởi nghi ngờ tính “thân Kiev” của họ sẽ kéo theo nhiều hậu quá khó lượng. Đó cũng là lý do vì sao Donbas không mấy tin tưởng vào tính khách quan trong các nhiệm vụ của OSCE. Mặt khác, chính Kiev cũng sẽ không chấp nhận nếu lực lượng gìn giữ hòa bình là quân đội Nga.

Trở lại với chủ đề lực lượng gìn giữ hòa bình. Khó để tưởng tượng ra xem quân lính các nước châu Âu sẽ làm gì nơi chiến tuyến giữa Kiev và Donbas. Họ sẽ không thể triển khai binh sĩ chống lại một trong 2 bên hay các lực lượng bán quân sự, ví dụ như nhóm dân tộc cực đoan Right Sector bởi điều đó không nằm trong quyền hạn của họ.

Ngoài ra, quân ly khai cũng sẽ không để cho một bên nào đó đóng quân tại vùng biên giữa Donetsk và Luhansk hay với Nga.

Đề xuất thiếu minh bạch trên của Tổng thống Ukraine Poroshenko đã gây ra khá nhiều hoang mang. Đặc phái viên Nga tại Liên Hiệp Quốc cùng các lãnh đạo Donbas đã đưa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Trong khi đó, vẫn còn dấu hỏi lớn cho Kiev về việc thực hiện thỏa thuận Minsk một cách nghiêm túc và có trách nhiệm.

Theo Hà My (tổng hợp)
PetroTimes