1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Kịch bản "kế hoạch Marshall" trong tham vọng thống trị kinh tế toàn cầu của Trung Quốc

(Dân trí) - Trong khi Mỹ và Châu Âu tập trung nỗ lực ngăn chặn tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phát triển, thì Trung Quốc vẫn "khôn khéo hướng tới mục tiêu thống trị nền kinh tế toàn cầu", chuyên gia kinh tế Pháp Mylène Gaulard nhận xét.

Kịch bản kế hoạch Marshall trong tham vọng thống trị kinh tế toàn cầu của  Trung Quốc

Lợi ích của Trung Quốc tại Pakistan có thể giúp mở cánh cửa quyền lực của Bắc Kinh ra cả khu vực Châu Á. (Ảnh Flickr/ dawpa2000)

Kế hoạch Marshall được thực hiện trong 4 năm, bắt đầu từ tháng 4/1948, là sáng kiến hỗ trợ cho Châu Âu thời kỳ hậu chiến của Mỹ.

Lo ngại nghèo đói, thất nghiệp và đổ nát sau Thế chiến II sẽ giúp phong trào Cộng sản tại Tây Âu trở nên mạnh mẽ, Mỹ đề ra mục tiêu trong kế hoạch Marshall là tái thiết các khu vực bị chiến tranh tàn phá, dỡ bỏ các rào cản thương mại, hiện đại hóa nền công nghiệp và thúc đẩy sự thịnh vượng của 7 quốc gia Châu Âu.
Trung Quốc đang dọn đường cho tham vọng thống trị nền kinh tế toàn cầu và cách thức thực hiện rất giống với Kế hoạch Marshall của Mỹ, kế hoạch này đã từng được áp dụng ở Châu Âu trong thời kỳ Thế chiến II. Bà Mylène Gaulard, nhà kinh tế, giảng viên chuyên ngành kinh tế của trường Đại học Pierre Mendes, Pháp nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Atlantico mới đây.

Nhà kinh tế Gaulard cho rằng, tương tự như Mỹ đã làm với Châu Âu trước đây, Trung Quốc hiện nay đang dần chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài và giành quyền điều khiển thị trường của các nước đang phát triển trong khu vực Nam Á.

Theo nghiên cứu của bà Gaulard, kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012, Trung Quốc đã tập trung rất nhiều vào cái gọi là “sức mạnh mềm”. Bên cạnh các ràng buộc về kinh tế và tài chính, Trung Quốc cũng "hỗ trợ" các nước đang phát triển những dự án về hạ tầng tài chính và tăng chi trả viện trợ phát triển cho các nước mà Bắc Kinh đặc biệt quan tâm.

Cũng như Kế hoạch Marshall được Mỹ thực hiện ở Châu Âu để đối phó với ảnh hưởng của Liên Xô thời kỳ sau Thế chiến II, ngân hàng đầu tư mới do Trung Quốc thành lập để rót tài chính cho các dự án hạ tầng cơ sở ở Châu Á cũng sẽ hỗ trợ cho các lợi ích của Bắc Kinh tại các quốc gia này.

Điều đó đồng thời tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư thương mại, xuất khẩu sản phẩm của Trung Quốc cũng như đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô cho họ, bà Gaulard nhấn mạnh.

Kết hợp với tập trung vào phát triển “sức mạnh mềm”, việc tăng liên tiếp chi phí quân sự của Trung Quốc là dấu hiệu của “sức mạnh cứng” cũng nhằm mục tiêu giành vai trò ngày càng tăng trong khu vực.

Hiện nay sự hiện diện của Trung Quốc được đánh giá là ngày càng tăng ở Châu Phi, Trung Á và Châu Mỹ La Tinh. Các  công ty nhà nước hoặc tư nhân của Trung Quốc đặt cơ sở ngày càng nhiều tại các quốc gia giàu tài nguyên thô và nhiều thỏa thuận tự do thương mại được ký kết giữa Trung Quốc với các quốc gia ở khu vực này.

Hoài My
Theo Sputnik

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm