1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Không ai giành thắng lợi

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ucraina đã đẩy Nga và phương Tây vào tình thế đối đầu, cả về chính trị lẫn kinh tế.

Trên thương trường, các đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây áp đặt lên Nga cũng như các biện pháp trả đũa của Nga đáp trả lại lệnh trừng phạt đều không mang lại thắng lợi nào cho mỗi bên. Ngược lại, các đòn trừng phạt kinh tế đang đẩy chính các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) rơi vào tình cảnh khó khăn, buộc châu Âu phải có biện pháp đối phó…

Không ai giành thắng lợi - 1

Nga cho tiêu hủy hàng nhập khẩu vi phạm lệnh cấm vận của nước này. (Ảnh: RT)

Theo nhận định của tờ The Rheinische Post (Đức), nền kinh tế Nga đang hứng chịu trực tiếp các biện pháp trừng phạt của EU, song chính các doanh nghiệp Đức cũng đang phải trả giá đắt cho những chính sách của Mỹ và EU áp đặt lên Nga.

Tờ báo này cho biết, các nhà sản xuất máy móc thiết bị và chủ trang trại Đức là hai đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các lệnh cấm vận khiến Liên đoàn Kỹ thuật Đức (VDMA), một hiệp hội đại diện cho hơn 3.100 công ty, phải chịu thiệt hại xuất khẩu khoảng 1,3 tỷ ơ-rô (1,42 tỷ USD) trong năm 2014, chiếm 1/6 tổng doanh thu xuất khẩu.

Trong những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu của Đức sụt giảm 30% so với cùng kỳ hai năm trước đó. Ngành kinh tế trang trại của Đức cũng thua lỗ 800 triệu euro (873 triệu USD) sau khi phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận nhằm vào Nga.

Theo Đài Phát thanh Pháp France Info, các chủ trang trại Pháp đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do lệnh cấm vận của Nga và tình hình vẫn đang tiếp tục trầm trọng thêm. Pháp mỗi năm xuất khẩu vào Nga gần 70 nghìn tấn thịt lợn. “Và tất cả chấm dứt chỉ trong nháy mắt”, France Info cho hay.

Không chỉ Đức, Pháp, các nước khác trong EU như Na Uy, Thụy Điển… cũng thiệt hại do các biện pháp trả đũa của Nga. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Na Uy đã sụt giảm nghiêm trọng, mất 11% lợi nhuận từ doanh thu bán cá.

Trong khi đó, kinh tế Thụy Điển lỗ 173 triệu USD do các lệnh cấm vận của phương Tây áp đặt lên Nga và các biện pháp trả đũa của Nga. Các mặt hàng xuất khẩu như: Thực phẩm, nước uống và thuốc lá của Thụy Điển sang Nga giảm 45% kể từ khi các chính phủ phương Tây bắt đầu cuộc chiến cấm vận với Nga. Nhìn chung, xuất khẩu của Thụy Điển sang Nga đã giảm 30%, từ 5,2 tỷ kronor (600 triệu USD) trong quý 1 năm 2014 xuống còn 3,7 tỷ kronor (428 triệu USD) trong quý 1 năm 2015.

Tuy nhiên, nền kinh tế của Nga cũng bị ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận của phương Tây. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế Nga sẽ giảm 3,4% trong năm 2015 nhưng bắt đầu tăng trong năm 2016. Về trung hạn, kinh tế Nga được dự báo tăng khoảng 1,5% mỗi năm.

Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã xấu đi nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng ở Ucraina. Mỹ và EU đã ban hành lệnh cấm vận nhằm vào Mátxcơva với cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình nội bộ của Ucraina.

Nga nhiều lần bác bỏ các cáo buộc trên và đáp trả bằng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ những nước đã ban hành lệnh cấm vận chống lại Mátxcơva với thời hạn một năm. Ngày 24-6 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký gia hạn đến ngày 5-8-2016 lệnh cấm nhập khẩu ban hành ngày 7-8-2014, áp dụng cho các mặt hàng rau, quả, sữa và thịt từ Mỹ, Úc, Canada, Na Uy và EU.

Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu (EC), lệnh cấm nhập khẩu của Nga liên quan đến 4,2% tổng xuất khẩu của 28 nước thành viên EU, trị giá 5 tỷ euro.

Trong bối cảnh trên, EC buộc phải quyết định gia hạn các biện pháp hỗ trợ người trồng rau quả châu Âu cho tới cuối tháng 6-2016. Trước đó, trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ nông nghiệp đối phó với lệnh cấm trên, từ ngày 17-3-2014, EC đã chi 33 triệu euro để hỗ trợ thị trường đào, 125 triệu euro hỗ trợ các nhà sản xuất rau quả có thời hạn bảo quản ngắn, thịt, sữa bột và phô mai, cũng như 30 triệu euro để kích cầu hàng nông nghiệp châu Âu. Theo Ủy viên châu Âu phụ trách nông nghiệp Phin Phil Hogan, các biện pháp hỗ trợ của châu Âu sẽ giúp giảm nhẹ ảnh hưởng từ lệnh cấm vận của Nga.

Ngoài ngân sách dành cho kích cầu và các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm thị trường mới, EU cũng tăng phần bồi hoàn cho các nông dân bị thiệt hại, bao gồm hỗ trợ các sản phẩm tồn đọng với khoảng 3.000 tấn đối với mỗi quốc gia thành viên. Riêng Bỉ, khoảng 85.000 tấn táo và lê, 16.750 tấn rau (cà chua, dưa chuột, cà rốt…) sẽ được nhận sự hỗ trợ của EU.

Ngày 7-9 tới, Bộ trưởng Nông nghiệp các quốc gia EU sẽ nhóm họp ở Brussels nhằm đánh giá các biện pháp hỗ trợ hiện hành.

Theo Bình Nguyên

Quân đội Nhân dân

Không ai giành thắng lợi - 2

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm