1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Khám phá “Chiến hạm Tự Do” LSC-1 của Mỹ đến biển Đông

Thông báo tại Cổng thông tin của Bộ tư lệnh hải quân Mỹ cho biết, ngày 01/03 tàu tác chiến ven bờ LSC-1 “Freedom” đã lên đường tới châu Á – Thái Bình Dương nhận nhiệm vụ thường trực chiến đấu.

Được biết, LSC-1 sẽ tới thường trực sẵn sàng chiến đấu tại Nam Á và Singapore trong vòng 8 tháng.
 
LSC-1 là chiếc đầu tiên của lớp tàu tác chiến ven bờ “Freedom”

LSC-1 là chiếc đầu tiên của lớp tàu tác chiến ven bờ “Freedom”
 
LSC-1 (Littoral Combat Ship) là tàu tác chiến ven bờ đầu tiên của hải quân Mỹ và cũng là chiếc đầu tiên trong số 6 tàu thuộc lớp “Tự Do” (Freedom). Ngoài 6 tàu lớp này, hải quân Mỹ còn 6 tàu thuộc lớp “Độc Lập” (Independence). Ngày 01/03 vừa qua, LSC-1 đã rời cảng mẹ là San Diego, lên đường đi nhận nhiệm vụ mới.
 
Hệ thống động lực phản thủy lực giúp tàu có tốc độ rất cao

Hệ thống động lực phản thủy lực giúp tàu có tốc độ rất cao
 
Trong thời gian triển khai tại châu Á – Thái Bình Dương, LSC-1 sẽ hợp tác với hải quân các nước đồng minh và hải quân các nước trong khu vực để đảm bảo an ninh hàng hải. Sau khi hoàn tất chuyến viếng thăm 2 căn cứ quân sự viễn dương của Mỹ là Hawaii và Guam, LSC-1 sẽ tham dự triển lãm quốc phòng biển quốc tế Singapore và tham gia diễn tập “Huấn luyện và chuẩn bị chiến đấu liên hợp trên biển” Nam Á 2013.
 
Khả năng chuyển hướng trong luồng hẹp khi đang tăng tốc cực nhanh

Khả năng chuyển hướng trong luồng hẹp khi đang tăng tốc cực nhanh
 
Cũng trong thời gian triển khai tại đây, tàu tác chiến ven bờ LSC-1 “Freedom” sẽ thể hiện các tính năng tác chiến hoàn hảo của nó. Hải quân Mỹ cũng nhân cơ hội này để đánh giá lại kế hoạch bảo dưỡng và luân chuyển tàu thuyền, nhân viên của mình.

Tàu tác chiến ven bờ LSC-1 lớp “Freedom” là sản phẩm của hãng Lockheed Martin có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các Modul nhiệm vụ. Đây là lớp tàu được đánh số lẻ trong các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ (bắt đầu từ LSC-1, LSC-3…), các tàu lớp “Independence” được đánh số chẵn (LSC-2, LSC-4…). Nó chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến tác chiến mặt nước, chống ngầm và chống thủy lôi.

Tàu có 1 sàn đỗ với 1 trực thăng săn ngầm MH-60R/S “Seahawk”

Tàu có 1 sàn đỗ với 1 trực thăng săn ngầm MH-60R/S “Seahawk”
 
LCS-1 có chiều dài 115,3m, chiều ngang 17,5m, mớn nước 3,9m, lượng giãn nước 3.139 tấn. Tàu có tầm hoạt động 4500 hải lý (8000km), với tốc độ tuần hành 16 hải lý/giờ (28,8km/h) và 4300 hải lý (770km) với vận tốc 18 hải lý/h (32km/h), thời gia tác chiến liên tục 20 ngày.

Tàu có 1 sàn đỗ với 1 trực thăng hải quân MH-60R/S “Seahawk” chuyên đảm nhận công tác cứu hộ và chống tàu ngầm (ASW), 1 UAV trinh sát - tấn công MQ-8B “Fire Scout”. Thủy thủ đoàn 40 người (8 sỹ quan và 32 thủy thủ) cùng 30 nhân viên hàng không phụ trách máy bay trực thăng và UAV trên hạm.

Nhiệm vụ chống ngầm được giao phó hoàn toàn cho MH-60R/S “Seahawk”

Nhiệm vụ chống ngầm được giao phó hoàn toàn cho MH-60R/S “Seahawk”
 
LSC-1 được trang bị 2 động cơ Tuabin Rolls Royce MT30 và 2 động cơ Diezen và 4 hệ thống động lực phản thủy Rolls Royce, cùng với 4 máy phát điện tổng công suất 3.200kW. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt vận tốc tối đa lên tới 44 hải lý/giờ (81km/h).

Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu COMBATSS-21 của hãng Lockheed Martin và hệ thống sonar kiểu mảng kéo AN/SQR-20 dùng trong nhiệm vụ săn ngầm và chống thủy lôi. Do không trang bị ngư lôi nên nhiệm vụ chống ngầm được giao cho trực thăng hải quân MH-60R/S “Sea Hawk”.

Pháo hạm Mk110 Bofors 57mm của BAE Systems

Pháo hạm Mk110 Bofors 57mm của BAE Systems
 
Vũ khí trên tàu gồm 4 tên lửa gây nhiễu SRBOC, 1 pháo hạm Mk110 Bofors 57mm của BAE Systems, tầm bắn 17km, tốc độ bắn 4 phát/giây với cơ số đạn 400 viên; 2 khẩu pháo 2 nòng Bushmaster II Mk44 30mm và 4 khẩu đại liên làm nhiệm vụ đánh chặn máy bay tầm thấp, tên lửa hành trình.

Theo thông tin chính thức từ Website của hãng hãng Lockheed Martin, thiết kế trước đây của LSC-1 có sử dụng “hệ thống tác chiến tương lai” XM501, với 2 loại tên lửa hạm đối đất LAM và MK-31PAM nhưng đã bị hủy bỏ (hệ thống này sau được trang bị trên lớp tàu LSC “Independence”).

UAV trinh sát – tấn công MQ-8B “Fire Scout” có khả năng mang tới 6 loại vũ khí khác nhau

UAV trinh sát – tấn công MQ-8B “Fire Scout” có khả năng mang tới 6 loại vũ khí khác nhau
 
Hiện nay tàu chỉ được trang bị hệ thống MK-49 phóng tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM) của hãng Raytheon, với 21 quả tên lửa, trong khi hãng Lockheed Martin đang dự định khôi phục hệ thống tác chiến XM501, để trang bị thêm cho tàu khả năng chống hạm và tấn công đối đất cực mạnh. Dự kiến hệ thống vũ khí tấn công này sẽ được tiến hành khi các gói nâng cấp trong tương lai được triển khai.
 
Hệ thống MK-49 phóng tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM)

Hệ thống MK-49 phóng tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM)
 
Vũ khí đáng sợ khác của tàu là UAV trinh sát – tấn công MQ-8B “Fire Scout”, được mệnh danh là “Lính trinh sát hỏa lực”, có khả năng mang tới 6 loại vũ khí khác nhau như: tên lửa không đối đất hạng nhẹ dẫn đường bằng laser Hellfire, tên lửa Hydra hay bom siêu nhỏ điều khiển chính xác bằng hệ thống định vị GPS Viper Strike...

Vào năm 2011, đơn giá mỗi chiếc LSC lớp Freedom được tính vào khoảng 670 triệu USD, nếu trang bị thêm “hệ thống tác chiến tương lai” XM501, giá thành của nó có thể lên tới trên 700 triệu USD.

Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm