Khai quật mộ nhà thiên văn Đan Mạch lừng danh
(Dân trí) - Các nhà khoa học đã bắt đầu khai quật mộ của nhà thiên văn Đan Mạch nổi tiếng thế kỷ 16 Tycho Brahe để giải mãi điều bí ẩn liên quan tới cái chết bất ngờ của ông: ông chết vì bệnh tật hay bị đầu độc vì ngoại tình?
Nhà thiên văn Đan Mạch nổi tiếng thế kỷ 16 Tycho Brahe.
Hôm qua, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã mở hầm mộ của ông tại Nhà thờ Đức Bà Tyn gần Quảng trường cổ Praha, Cộng hòa Czech, nơi Tycho Brahe - nhà quý tộc kiêm nhà thiên văn học nổi tiếng người Đan Mạch - yên nghỉ kể từ năm 1601.
Sau khoảng 8 tiếng khai quật, các nhà khoa học đã đưa lên từ hầm mộ một quan tài bằng thiếc trong đó hài hốt của nhà thiên văn đã được đặt vào sau cuộc khai quật duy nhất vào năm 1901.
Các dữ liệu quan sát chính xác đến ngạc nhiên về hành tinh và các ngôi sao của Brahe, vốn giúp tạo nền tảng cho thiên văn học hiện đại thời kỳ đầu, được ghi chép rất kỹ càng. Tuy nhiên, những thông tin xung quanh cái chết bất ngờ của ông ở tuổi 54 năm 1601 rất mờ ám.
Các dữ liệu quan sát chính xác đến ngạc nhiên về hành tinh và các ngôi sao của Brahe, vốn giúp tạo nền tảng cho thiên văn học hiện đại thời kỳ đầu, được ghi chép rất kỹ càng. Tuy nhiên, những thông tin xung quanh cái chết bất ngờ của ông ở tuổi 54 năm 1601 rất mờ ám.
Các nhà khoa học khai quật hầm mộ ngày 15/11.
Brahe từng được tin là chết vì bệnh viêm bàng quang. Nhưng các cuộc xét nghiệm năm 1996 tại Thụy Điển và sau đó ở Đan Mạch trên các mẫu râu và tóc lấy từ cuộc khai quật năm 1901 đã phát hiện hàm lượng thủy ngân cao bất thường.
Brahe cũng là một nhà giả kim và một số người cho rằng ông có thể đã tự điều trị bệnh cho mình bằng một loại thuốc có hàm chất thủy ngân cao.
Những người khác lại nghi ngờ ông bị đầu độc thủy ngân. Trước đây, một giả thuyết nghi ngờ rằng trợ lý người Đức của ông, Johannes Kepler, người sau này cũng trở thành một nhà thiên văn nổi tiếng, là thủ phạm.
Quan tài bên trong hầm mộ.
Một giả thuyết lại nổi lên gần đây là nhà thiên văn bị sát hại theo chỉ thị của nhà vua Đan Mạch Christian IV vì Brahe bị cho là ngoại tình với mẹ nhà vua.
Các nhà khoa học hi vọng sẽ giải mã được điều bí ẩn bằng cách phân tích các mẫu xương, tóc và quần áo của ông.
Quan tài được đưa lên.
Tycho Brahe, tên thật là Tyge Ottensen Brahe, sinh năm 1546 tại vùng Scania, khi đó là một tỉnh của Đan Mạch, nay là vùng Nam Thụy Điển. Ông từng học ngành thiên văn học tại Đại học Copenhagen cũng như các viện khoa học ở Đức.
Brahe tới định cư tại Praha, thủ đô Cộng hòa Czech năm 1599 và làm việc với vai trò nhà thiên văn kiêm nhà toán học hoàng gia trong triều vua Rudolf II.
Vua Rudolf II cho xây 1 trạm quan sát thiên văn trong lâu đài Benatky nad Jizerou, cách Praha khoảng 50 km. Brahe làm việc tại đây 1 năm, sau đó Vua Rudolf II yêu cầu Brahe trở lại Praha và ông sống ở đây cho tới khi chết.
Brahe đã khám ra hơn 1.000 ngôi sao mới, thực hiện các cuộc nghiên cứu về các hành tinh và ngôi sao đã giúp tạo cơ sở cho ngành thiên văn học hiện đại giai đoạn đầu.
Quan tài có ghi tên Tycho Brahe.
Sau khi được khai quật, quan tài được đưa tới Bảo tàng quốc gia Cộng hòa Czech để các nhà khoa học lấy các mẫu thí nghiệm. Quan tài sẽ được chôn lại vào thứ 6 này và kết quả nghiên cứu sẽ được công bố vào năm tới.
An Bình
Theo AP
Theo AP