1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Hungary trước nguy cơ "cách mạng Maidan" kiểu Ukraine

Việc chính phủ đánh thuế Internet có lẽ chỉ là cái cớ để phe đối lập tại Hungary phát động các cuộc biểu tình quy mô lớn, lên đến 100.000 người trong những ngày cuối tháng 10 vừa qua.

Yêu sách của phe biểu tình cũng đã có sự thay đổi nhanh chóng: Từ việc đòi bãi bỏ sắc thuế này chuyển sang yêu cầu chính phủ Hungary “tham nhũng”, “độc tài” phải từ chức. Cũng giống như ở Ukraine, các cuộc tuần hành này tập trung chủ yếu tại bên ngoài tòa nhà chính phủ. Ngoài gạch đá, trên tay người biểu tình là máy tính xách tay, điện thoại di động – những thiết bị truy cập Internet phổ biến nhất.
 
Những chỉ dấu về cái gọi là “cách mạng Maidan Hungary” cũng đã rõ nét: Người biểu tình nhảy múa trên đường phố, hô vang khẩu hiệu “ai không nhảy múa đó là người trả thuế” (một phiên bản khác của “Ai không nhảy múa là người theo Nga” trong sự kiện Maidan tại Ukraine).
 
Người biểu tình trước tòa nhà chính phủ với điện thoại di động trên tay (ảnh: AFP)
Người biểu tình trước tòa nhà chính phủ với điện thoại di động trên tay (ảnh: AFP)

Giữa đám đông biểu tình người ta thấy đại biện ngoại giao Mỹ tại Hungary, Andre Goodfriend, người trước đó ít ngày đã loan báo chính quyền Washington đã cấm 6 quan chức thân cận với Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhập cảnh vào Mỹ. Còn trên tài khoản Twitter, Cao ủy châu Âu về Cạnh tranh và chống Độc quyền Neelie Kroes đã kêu gọi ai chưa tham gia thì hãy nhập vào đoàn biểu tình.

Truyền thông phương Tây nói rằng, Thủ tướng Orban là người bị Nga chi phối. Và quả thực ông bị xem là “cái gai trong mắt” Washington và Brussels. Với nhiều quyết định như cấm hôn nhân đồng tính, hạn chế hoạt động của các công ty nước ngoài tại Hungary, tìm cách củng cố quyền lực và nhất là phản đối các lệnh cấm vận chống Nga, ông Orban bị phương Tây xem là "kẻ ngáng đường dân chủ”.

Trên thực tế, có vẻ như người đứng đầu chính phủ Hungary không thể chống lại sức ép đến từ nhiều phía. Chỉ ít lâu sau khi phản đối Mỹ, phương Tây áp lệnh cấm vận chống Nga, ông Orban đã phải lên tiếng thừa nhận Hungary sẽ sát cánh với Đức trong việc đánh giá tình hình ở Ukraine; cho rằng việc thực thi cấm vận là bước đi thỏa đáng. Rất dễ để nhận ra rằng, sự thay đổi quan điểm là do sức ép của Berlin.

Ngay sau khi Bộ trưởng phụ trách châu Âu của Đức, ông Michael Roth tới Budapest trong thời khắc nổ ra biểu tình đường phố, Thủ tướng Hungary đã tuyên bố chính phủ lắng nghe ý kiến nhân dân và không áp dụng thuế Internet. “Chúng tôi không thể áp dụng loại thuế này vì không có sự đồng thuận. Ý tưởng của chính phủ phải được sự hợp tác của người dân. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa rằng chính phủ phải chấp nhận tất cả các quan điểm của người dân” - Thủ tướng Orban nói.

 
Việc Hungary ủng hộ dự án Dòng chảy phương Nam làm phương Tây bực bội
Việc Hungary ủng hộ dự án "Dòng chảy phương Nam" làm phương Tây bực bội

Tình hình tạm thời yên ắng, nhưng những cấu thành của phong trào biểu tình đường phố “kiểu Maidan” thì vẫn còn nguyên đó, chỉ trực chờ bùng nổ. Thủ lĩnh phe biểu tình, ông Balazs Nemes cho biết, người biểu tình luôn giữ liên hệ mật thiết với nhau và sẵn sàng “xuống phố” trở lại nếu như chính quyền mở các cuộc tấn công vi phạm dân quyền. Ông Balazs Nemes cũng chỉ trích phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Orban là “độc tài kinh sợ nhất”.

Quan điểm độc lập về đối ngoại (kể cả trong quan hệ với Nga) của ông Orban từ lâu đã làm Mỹ và châu Âu bực bội. Giới tư bản phương Tây lại thêm nóng mặt, giận dữ trước quyết định của Hungary hôm 4/11 vừa qua, khi Quốc hội nước này thông qua dự luật cho phép dự án đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Nam” của Nga đi qua lãnh thổ Hungary mà không tính đến quan điểm của Ủy ban châu Âu. Với bước đi này, Hungary có trong tay cơ sở pháp lý để không bắt buộc phải tuân thủ các quy định trong Thỏa thuận nội khối EU có tên gọi “Gói năng lượng thứ ba” (Third Energy Package), có hiệu lực từ tháng 9/2009).

Người biểu tình ở Budapest dường như muốn phát đi lời cảnh báo Tổng thống Orban rằng, hãy nhớ đến số phận của ông Viktor Yanukovych, cựu Tổng thống Ukraine, người từng phải tháo chạy khỏi Kiev trong sự kiện Maidan.

Theo Hoài Thanh (tổng hợp)