1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Học giả Nhật Bản: ASEAN cần đoàn kết trong vấn đề Biển Đông

Học giả Nhật Bản cho rằng trong lúc chính trị quốc tế đang thay đổi về chất, ASEAN cần khẳng định sự “độc lập”, “tự chủ” và “trung tâm” của mình.

Giáo sư Go Ito của Đại học Meiji vừa có bài đăng trên tạp chí Sakai Journal với tựa đề “ASEAN thực thi chính sách ngoại giao ban đầu”. Bài viết kêu gọi ASEAN hợp tác, đoàn kết trong vấn đề Biển Đông, cho rằng Trung Quốc đang thúc đẩy chiến lược xây dựng “cường quốc biển” trong khi dịch Covid 19 đang bùng phát, bao gồm cả việc ngang ngược tuyên bố thiết lập các đơn vị hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ông cũng đánh giá Việt Nam đã có nhiều thành công với vai trò chủ tịch ASEAN năm 2020 trong thời gian vừa qua.

Học giả Nhật Bản: ASEAN cần đoàn kết trong vấn đề Biển Đông - 1

Giáo sư Go Ito của Đại học Meiji (Nhật Bản) chuyên nghiên cứu về quan hệ chính trị quốc tế, an ninh quốc tế.

Chính trị quốc tế đang tự thay đổi về chất

Tháng 4/2020, tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc đã lắng xuống và nước này đã gửi tặng khẩu trang đến các quốc gia khác. Bên ngoài các thùng đựng khẩu trang được in câu nói của Seneca, một nhà triết học theo trường phái khắc kỷ: "Chúng ta là những con sóng trên cùng một đại dương, là những chiếc lá trên cùng một cây, là những đóa hoa trong cùng một khu vườn”. Nhiều nước nhận được khẩu trang đã bày tỏ, gửi lời cảm ơn về việc này.

Trong khi đó ở một diễn biến khác, tính đến tháng 3, số lượng tàu công chính của Trung Quốc hoạt động vùng biển tiếp giáp với quần đảo Senkaku (còn gọi là Điếu Ngư) đã tăng 50% so với năm trước. Ngoài ra vào đầu tháng 4, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập cái gọi là khu vực hành chính, thành lập quận đảo Tây Sa và Nam Sa đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Bất chấp việc cộng đồng quốc tế đang tập trung đối phó với Covid-19 thì Trung Quốc chỉ tập trung mở đường trở thành một cường quốc biển. Trung Quốc đã ngày càng lớn mạnh, do vậy, mọi động thái của nước này, tương tự như ngoại giao của Mỹ, sẽ nhận nhiều ý kiến khác nhau.

Có thể dễ dàng dự đoán rằng xung đột Trung – Mỹ sẽ lên cao hơn sau Covid-19. Đây không phải là sự đối lập đơn thuần giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bằng cách nào đó, chính trị quốc tế đang tự thay đổi về chất.

Đầu tiên, về trật tự quốc tế, mỗi nước Mỹ và Trung Quốc đều có mục tiêu khác nhau. Đúng hơn là Mỹ đang dần rút khỏi hệ thống tự do do chính Mỹ tạo ra, còn Trung Quốc vừa hình thành một hệ thống khác với hệ thống mà Mỹ đã tạo ra, vừa gia tăng ảnh hưởng hơn nữa tại các thể chế mà Mỹ không còn ảnh hưởng nữa. Mỹ không thích việc "nghiêng về Trung Quốc" của WHO và đứng trước hai lựa chọn: hoặc "không trả tiền" hoặc "trả nhiều tiền hơn". Tổng thống Trump đã chọn phương án đầu tiên, kết quả là phải hướng đến việc hợp tác quốc tế để đối phó với Covid-19.

Thế giới sau Covid-19 là sự tái hồi phục của nền chính trị quốc tế theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” (mạnh được - yếu thua). Các nước hoặc thu phục đối tác, hoặc chấp nhận chính sách hợp tác với các quốc gia khác, hoặc thực hiện sáng kiến nghiêng về các quốc gia mạnh. Những nước hài lòng thì sẽ được gọi là “tự do”, những nước không thích điều đó, sẽ được gắn nhãn hoàn toàn khác nhau như “chủ nghĩa hiện thực”, “ngoại giao cứng rắn”.

Toàn cầu hóa đã được làm rõ là một căn bệnh có cả "hàng hóa chung" và "vấn đề chung". Sự tiến bộ của hệ thống quốc tế và sự tập hợp của nhiều quốc gia là tiền đề cho mọi thứ thuận lợi hơn. Trong ngôn ngữ kinh tế gọi là "tính ngoại ứng". Dịch Covid-19 lần này cho thấy “ngoại ứng” không chỉ có mặt tích cực mà còn có mặt tiêu cực. Rõ ràng là hợp tác quốc tế không xảy ra vì "vấn đề chung".

Các vấn đề toàn cầu như môi trường, tài nguyên, buôn bán người và nạn đói được cho là tương đối dễ điều phối quốc tế, nhưng các tệ nạn công cộng lan truyền cùng một lúc đã thúc đẩy sự thống trị quốc gia.

ASEAN cần khẳng định sự “độc lập”, “tự chủ” và “trung tâm”

Vậy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên ứng xử thế nào giữa những thay đổi lớn như vậy trong cộng đồng quốc tế nói chung? So với quy mô của Mỹ, Trung Quốc, EU, quy mô tương đối của ASEAN trong cộng đồng quốc tế còn hạn chế, nhưng đủ lớn để Mỹ và Trung Quốc phải để ý.

Việt Nam là chủ tịch của ASEAN năm nay, lần trước là năm 2010, ASEAN đã thành công trong việc tổ chức một cuộc họp mở rộng bao gồm Mỹ và Nga tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Việc tổ chức hội nghị quốc tế đa phương sẽ mang lại lợi ích lớn cho việc cải thiện môi trường an ninh trên khắp Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương (và gần đây là Ấn Độ-Thái Bình Dương).

Chính sách “Cường quốc biển” của Trung Quốc gồm các luận điểm “vì Trung Quốc, do Trung Quốc, của Trung Quốc” thường không có lợi cho tất cả tàu thuyền hoạt động trên Biển Đông. Việt Nam không chỉ có hoạt động hàng hải trên Biển Đông mà còn là một bên liên quan tới tranh chấp lãnh thổ, nên cần đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo tại các chương trình nghị sự của ASEAN để có thể nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản. Vào cuối tháng 3, Việt Nam cũng đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc tài liệu khẳng định tầm quan trọng của vấn đề Biển Đông.

Năm nay, khi an ninh của toàn khu vực khó thảo luận về trật tự quốc tế với sự tham gia của các cường quốc, do vậy hội nghị cấp cao ASEAN cần là nơi tái khẳng định sự “độc lập”, “tự chủ” và “trung tâm”.

Theo Việt Dũng

VOV-Tokyo

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm