1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Hoàn Cầu: Trung Quốc cần coi thường "Nhật lùn"

Xô xát giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại nóng lên sau sự kiện 10 tàu đánh cá Nhật Bản bị 10 tàu hải giám Trung Quốc đuổi ở hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku và 168 nghị sĩ quốc hội Nhật Bản đi viếng đền Yasukuni.

Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

 

Hôm nay 24-4, tờ Hoàn Cầu đã đăng tải bài viết “dọa Nhật Bản”

Sóng gió lại nổi

Một vụ chặn tàu có tên gọi “trò chơi nguy hiểm” đã diễn ra trên hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku vào ngày hôm qua. Một bên là 10 tàu đánh cá của cánh hữu Nhật Bản dưới sự bảo kê của 10 tàu tuần duyên của Cảnh sát Biển Nhật Bản; Bên kia là 10 tàu hải giám của Trung Quốc. Mặc dù bị tàu tuần duyên của Nhật Bản “bao vây” nhưng cuối cùng Trung Quốc vẫn đuổi được các phần tử phái hữu của Nhật Bản và tiếp tục hoạt động tuần tra trên đảo Điếu Ngư/Senkaku”.

Học giả Trung Quốc cho rằng, đây là “cột mốc đánh dấu sự thành công của Trung Quốc trong việc bảo vệ đảo Điếu Ngư”, nhưng hành động này lại bị chính phủ Nhật Bản gắn mác “Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Nhật Bản” và tuyên truyền với người dân nước này, thủ tướng Shinzo Abe còn ngang nhiên tuyên bố, nếu người Trung Quốc đặt chân lên đảo sẽ dùng biện pháp mạnh để trục xuất”. Cùng ngày 23-4, để hỗ trợ cho lời tuyên bố của ông Shinzo Abe, 168 nghị sĩ Nhật Bản còn đến viếng đền Yasukuni.

Hoàn Cầu cho biết, hai ngày vừa qua, Trung Quốc và Nhật Bản liên tiếp xảy ra trục trặc, 168 nghị sĩ quốc hội Nhật Bản đi viếng đền Yasukuni, đây là lần đầu tiên trong 8 năm qua, có trên 100 nghị sĩ Nhật Bản đi “viếng quỷ” (theo cách gọi của Hoàn Cầu) tập thể. Ngày 23/4, nhiều tàu hải giám Trung Quốc đi vào phạm vi 12 hải lý của đảo Điếu Ngư/Senkaku và thành công trong việc đuổi được đoàn tàu chở 80 phần tử cánh hữu Nhật Bản đến gây sự.

Hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc đều có phản ứng giống nhau xung quanh vấn đề nghị sĩ Nhật Bản đi viếng đền Yasukuni, nhưng Nhật Bản không hề tỏ ra e ngại. Vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng là vấn đề rất nóng giữa hai nước, hôm qua Nhật Bản lại một lần nữa đưa ra lời cảnh cáo đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu người Trung Quốc đặt chân lên đảo.



Cảnh sát Biển Nhật Bản phun vòi rồng chặn tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực đảo Senkaku.
Cảnh sát Biển Nhật Bản phun vòi rồng chặn tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực đảo Senkaku.
 
Hoàn Cầu cho rằng, Nhật Bản là đối thủ rất khó chịu, các phần tử phái hữu cực đoan không nhiều nhưng khuynh hướng đi theo phái hữu lại phổ biến trên cả nước. Sự “đa nguyên hóa” của Nhật Bản đã được thể hiện rõ nét trong sự xung đột với Trung Quốc. Những hành động khiêu khích mấy ngày vừa qua đến từ các thành viên trong nội các như phó thủ tướng Nhật Bản, hơn 100 nghị sĩ và các phần tử phái hữu đến đảo Điếu Ngư/Senkaku gây rối. Thủ tướng Shinzo Abe không đi viếng đền Yasukuni, đây là “nấc thang” đáng thương mà cả đất nước và xã hội Nhật Bản để lại cho Trung Quốc.

Trung Quốc chủ yếu dựa vào chính phủ để đối phó với Nhật Bản. Hoàn Cầu thừa nhận: "Đồng minh của chúng ta quá ít, thực tế này rất khó thay đổi trong thời gian ngắn".

“Người Trung Quốc cần coi thường “Nhật lùn” 

Theo Hoàn Cầu nếu đã như vậy, Trung Quốc cần thể hiện rõ thái độ gay gắt. Chính phủ Trung Quốc trở thành lực lượng chủ chốt bảo vệ đảo Điếu Ngư/Senkaku, kể từ khi cuộc khủng hoảng trên đảo Điếu Ngư/Senkaku nổ ra vào năm 2012 cho đến nay, biện pháp cứng rắn của Trung Quốc đã đạt được những thành quả mang tính giai đoạn. Lần này tàu hải giám Trung Quốc đã đuổi được tàu phái hữu của Nhật Bản ra khỏi Điếu Ngư/Senkaku.

Tình hình mới trên hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku đã chứng minh sự đối đầu về sức mạnh giữa Trung Quốc và Nhật Bản và chiến lược ở khu vực Đông Á đang thay đổi, những xung đột xung quanh vấn đề đền Yasukuni càng thể hiện sự không phục của Nhật Bản đối với sự thay đổi này. Nhật Bản ngày càng tỏ thái độ gay gắn, nhưng khi đối phó với những va chạm và xung đột trên biển lại tỏ ra rụt rè hơn nhiều.

Hoàn Cầu phân tích Nhật Bản không có chiến lược Đông Á rõ nét, trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, ngoài việc thể hiện sự bất bình và lo lắng ra, Nhật Bản không thể thể hiện ra khả năng tùy cơ ứng biến của mình, không thể thực hiện được đối sách nhằm bảo vệ lợi ích cho Nhật Bản. Tokyo tăng cường mối quan hệ đồng minh với Mỹ chỉ là cách bất đắc dĩ để tiếp thêm sức mạnh cho mình, bài toán chiến lược của quốc gia này không thể vì thế mà được giải quyết.

Sự suy yếu về sức mạnh là căn nguyên khiến Nhật Bản mất đi sự tự tin, xét về lâu dài, đối đầu với Trung Quốc là con đường không có lối thoát của Nhật Bản, viếng đền Yasukuni là liều thuốc độc khiến Nhật Bản tự lừa dối mình, tự làm mình say. Cùng lắm nó chỉ khiến người Trung Quốc cảm thấy bực bội, giận dữ mà thôi, nhưng nó lại khiến Nhật Bản như những kẻ hút thuốc phiện tự hành hạ mình trong sự hưng phấn nhất thời.

Ở trạng thái đó, không cần Trung Quốc đẩy, Nhật Bản cũng sẽ từ từ ngã xuống. Chính vì vậy, Trung Quốc không cần phải gấp gáp “tấn công” Nhật Bản, mà chỉ cần thể hiện rõ sự kiên quyết và nghiêm túc trong nguyên tắc bảo vệ chủ quyền của mình, để Nhật Bản phải dè chừng hơn khi đối mặt với những thách thức mới.

Vài năm gần đây Trung Quốc đã áp dụng nguyên tắc “chống lại đối đẳng” để đối phó với sự khiêu khích của Nhật Bản, do cơ cấu xã hội của Trung Quốc và Nhật Bản không giống nhau, sự “đối đẳng” này không thể nắm bắt thật chuẩn, nhưng nó đã khiến Nhật Bản cảm nhận ra được.

Hoàn Cầu đề xuất Trung Quốc cần phải tạo ra một số đòn bẩy ngoại giao chuyên dụng để đối phó với Nhật Bản, để chúng thể hiện được rõ nét ý chí quốc gia của Trung Quốc trong vấn đề lịch sử và chủ quyền, để sự xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản được kiểm soát dưới bàn chân Trung Quốc ở giữa “hiệp đấu”. Bàn thắng của đội Trung Quốc đã dẫn trước Nhật Bản, thời gian thi đấu và quyền kiểm soát trận đấu được người Trung Quốc nắm chắc trong tay.

Cuối cùng Hoàn Cầu kết luận, chống lại sự thách thức của Nhật Bản nhưng quyết không nổi giận với Nhật Bản, đây là thái độ chiến lược vốn có của người Trung Quốc đối với Nhật Bản. Cứ để người Nhật Bản nổi giận, Trung Quốc cần thể hiện thái độ coi nhẹ thậm chí coi thường chiến lược của Nhật Bản, đối với Trung Quốc, chỉ là “Nhật lùn” mà thôi.

Tờ báo cho rằng sự phát triển bền vững của Trung Quốc là điều khiến Tokyo khó chịu nhất. Trung Quốc tuyên bố với Nhật Bản rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, và chúng tôi có đủ khả năng để vừa đối đầu với Nhật Bản, vừa phát triển rất ổn. 

Theo Huy Long
Tiền phong/Hoàn Cầu