1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Hiệp định quốc phòng Mỹ-Philippines: Con dao hai lưỡi

(Dân trí) - Diplomat tuần qua đăng bài viết của nhà nghiên cứu chính trị Richard J. Heydarian thuộc Đại học hàng đầu Philippines De La Salle cảnh báo rằng hiệp định quốc phòng mới giữa Philippines và Mỹ là con dao hai lưỡi bởi nó không chỉ đảm bảo an ninh cho Manila mà còn tăng dự đối đầu Mỹ-Trung Quốc.

 

Quân đội Mỹ-Philippines tập trận chung (Ảnh: Voanews)
Quân đội Mỹ-Philippines tập trận chung (Ảnh: Voanews)

Học giả Heydarian phân tích quan hệ đồng minh an ninh, vốn đã được tăng cường giữa Philippines và Mỹ trước đó, nay lại được thúc đẩy hơn khi Tòa án tối cao Philippines đã loại bỏ trở ngại pháp lý để thực thi hóa Hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA). EDCA được ký ngay trước thềm chuyến thăm Philippines của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào giữa năm 2014.

Tuy nhiên, học giả Heydarian cảnh báo rằng cho đến nay chưa có một sự đảm bảo chắc chắn EDCA sẽ tăng cường sức mạnh của Manila tại các vùng biển tranh chấp. Nếu có điều gì xảy ra, tranh chấp lãnh thổ trong khu vực càng trở nên phức tạp hơn khi 2 siêu cường Trung Quốc và Mỹ có những hành động nguy hiểm khi đối đầu với nhau tại Biển Đông.

Sự hiểu biết về EDCA còn chưa chuẩn xác

Một trong những giải thích về EDCA, theo học giả Heydarian, còn chưa chính xác đó là EDCA dọn đường cho việc tái thiết lập các căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines. Thậm chí Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ cũng nghiêng về ý nghĩa này. Phân tích EDCA một cách sâu xa, một thời kỳ mới được mở ra cho việc tiếp cận các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài.

Tuy nhiên, đến nay Mỹ vẫn chưa có động tĩnh gì tại ít nhất 8 căn cứ quân sự quan trọng tại Philippines. Trong đó có căn cứ quân sự Subic và Clark, vốn là những căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở nước ngoài trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

EDCA trong chừng mực nào đó chỉ mang lại lợi ích cho Mỹ bởi Washington sẽ không phải chịu những khoản chi phí thuê các căn cứ của Philippines như trong thời Chiến tranh Lạnh. Điều này còn chưa tính đến việc Philippines sẽ phải chi trả các chi phí di chuyển và tiêu dùng cho sự hiện diện quân đội Mỹ, theo học giả Heydarian.

Tóm lại, Lầu Năm Góc hưởng lợi lớn từ việc tiếp cận các căn cứ quân sự trọng yếu tại Philippines với chi phí thấp. Trong khi đó, Manila sẽ không được hưởng gì từ EDCA, ngoài việc quân đội Mỹ hiện diện như một cứu cánh để đối phó Trung Quốc đang hung hăng trên Biển Đông hiện nay.

Góc khuất của liên minh Philippines-Mỹ

Học giả Philippines chỉ ra rằng nhìn bao quát chung về lập trường ngoại giao của Washington trong vài thập niên gần đây, nhiều chính quyền Mỹ đã từ chối việc làm rõ liệu hiệp định quốc phòng tương hỗ Mỹ-Philippines (MDT) có được áp dụng trong trường hợp xảy ra xung đột về lãnh thổ trên Biển Đông hay không.

Nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ Henry Kissinger chỉ ra rằng có nhiều nghi vấn liệu quân đội Philippines có được bảo trợ bởi MDT hay không, ngoài việc Mỹ có những động thái về chính trị trong trường hợp khẩn cấp. Trừ khi Philippines và các quốc gia có cùng tuyên bố chủ quyền giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao hay pháp lý. Còn không, theo ông Kissinger, không có cơ sở pháp lý trong giai đoạn hiện nay cho việc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông”.

Mỹ tuyên bố lập trường trung lập không đứng về phía nào đối với các cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, Washington phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp bằng việc tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi bán kính 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp của Bắc Kinh.

Trong khi đó, vụ kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế của Philippines không được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết những khía cạnh liên quan đến chủ quyền của các cuộc tranh chấp biển bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển không có giá trị pháp lý cho vấn đề trên, theo học giả người Philippines.

Mỹ và Philippines đang xem xét khả năng tiến hành tuần tra chung tại vùng biển tranh chấp vì cả Philippines và Mỹ đều phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và ngăn chặn các nỗ lực của Bắc Kinh hạn chế quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc coi EDCA không là gì, ngoài bàn đạp cho Mỹ tăng cường can thiệp vào tình hình Biển Đông.

Dự báo quân đội Mỹ sẽ tăng sự hiện diện trong khu vực, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp trong vùng biển có tranh chấp, đẩy mạnh các hoạt động tuần tra quân sự, bán quân sự và tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Hiện đã bước sang giai đoạn mới của sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực, theo học giả Philippines.

Vũ Duy

Theo Diplomat

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm