1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Hé lộ tên lửa không-đối-không nguy hiểm nhất thế giới của Nga

Tên lửa không chiến mới của Nga không thể bắn trượt mục tiêu. Tên lửa mạng pha chủ động mới của Nga có lẽ là loại vũ khí chính xác nhất từ trước tới nay.

Hé lộ tên lửa không-đối-không nguy hiểm nhất thế giới của Nga - 1

Một mẫu tên lửa R-77 cũ hơn được phóng. (Ảnh: APA)

Bằng việc kết hợp 2 công nghệ tiên tiến hiện nay, các kỹ sư của Nga đã chế tạo được cái gọi là tên lửa không đối không nguy hiểm nhất thế giới. Và quân đội Mỹ không có một loại vũ khí nào như vậy hay có các hệ thống phòng thủ tương xứng.

Các nhà thiết kế tại Cục Detal, thuộc Tập đoàn Vũ khí Tên lửa Chiến thuật nhà nước Nga, đã bổ sung một hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động – hay còn gọi là "AESA” – trên đầu của tên lửa tầm xa R-77 để sản xuất ra tên lửa K-77M. Dựa vào các cảm biến định hướng mới, K-77M sẽ có độ chính xác hơn các loại tên lửa khác.

Vậy nó chính xác đến mức nào? Theo một nhà khoa học và là chuyên gia quốc phòng ở khu vực Thái Bình Dương xin được dấu tên, K-77M có khả năng khóa được những mục tiêu đang cơ động nhanh nhất ở cách xa khoảng 60km hoặc hơn.

Nếu có đủ nguồn lực tài chính, K-77M có thể đi vào phục vụ trong năm 2015 này, và có thể được tích hợp vào các máy bay chiến đấu tàng hình phiên bản mới của Nga, đặc biệt là chiến đấu cơ đa năng thế hệ thứ 5 T-50.

Sự kết hợp giữa T-50 và K-77M có thể sẽ khiến chiến đấu cơ này bắt kịp, thậm chí còn tốt hơn cả máy bay chiến đấu tàng hình tốt nhất của Mỹ, F-22 – vốn bay rất nhanh và khó có thể bị phát hiện nhưng lại thiếu một tên lửa không đối không tiên tiến.

Và khi T-50 được trang bị loại vũ khí mới trên, chắc chắn nó sẽ dễ dàng phát hiện ra chiến đấu cơ hiện đại F-35, loại máy bay tàng sẽ chiếm số lượng lớn trong phi đội máy bay chiến đấu của Mỹ trong những thế kỷ tới.

Tên lửa thông minh hơn

Những tên lửa không đối không truyền thống bao gồm một ăng ten radar cơ học cỡ nhỏ ở đầu. Những tên lửa radar cơ học này có một điểm yếu lớn là chỉ phát hiện mục tiêu ở những giây cuối cùng trước khi chạm vào.

Hé lộ tên lửa không-đối-không nguy hiểm nhất thế giới của Nga - 2

Tên lửa mới K-77M có thể được trang bị cho những chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới của Nga.

“Sự chuyển động góc và đặc biệt là tốc độ di chuyển góc của ăng-ten khi tên lửa tiếp cận gần mục tiêu có thể là khá cao khiến cho thiết bị tìm kiếm không thể theo kịp và mục tiêu có thể vượt ra ngoài các chùm tia ăng ten, dẫn đến tên lửa không thể khóa được mục tiêu", nhà khoa học trên giải thích.

Nói cách khác, nếu một phi công điều khiển máy bay của mình lộn nhào bất ngờ theo bất kỳ hướng nào ngay trước khi tên lửa sắp đánh trúng, anh ta có cơ hội vượt ra ngoài chùm tia radar của tên lửa, khiến nó không bay trúng đích. Điều này giúp giải thích tại sao tên lửa radar dẫn đường không-đối-không thường có tỷ lệ đánh trúng mục tiêu rất thấp.

Nhưng K-77M có thể thay đổi tất cả. Đã qua rồi thời mảng pha cơ học. Thay vào đó, các kỹ sư của Detal đã thêm vào cái mà tờ Russia Today (RT) mô tả là "một số lượng lớn" tế bào mảng pha kỹ thuật số, mỗi chùm tia radar này về cơ bản có tốc độ bằng tốc độ ánh sáng.

"Mỗi tế bào nhận chỉ nhận được một phần tín hiệu, nhưng một khi được xử lý kỹ thuật số, các thông tin từ tất cả các tế bào được tổng kết thành một 'bức tranh đầy đủ’, tạo điều kiện cho tên lửa K-77M có thể phản ứng ngay lập tức với sự thay đổi hướng bất ngờ của mục tiêu, làm cho mục tiêu khó có thể thoát được”, RT báo cáo.

Theo nhà khoa học trên, đây không phải là cường điệu bởi vì “một AESA hoặc một giàn ăng ten đã được định pha được định hướng bằng điện tử, chùm tia ăng ten có thể được điều chỉnh theo hướng vài nghìn lần mỗi giây và không giới hạn ở tốc độ góc, do đó cho phép một tên lửa được bị AESA duy trì khả năng khóa mục tiêu".

Một điều đáng ngạc nhiên ở đây là: Có lẽ Nga hiện là quốc gia duy nhất phát triển loại tên lửa mạng pha chủ động. Do vấn đề cắt giảm ngân sách, Mỹ và châu Âu cơ bản đã chấm dứt đầu tư vào những thiết bị tìm kiếm mới cho tên lửa không-đối-không. Hầu như tất cả ngân sách hàng không vũ trụ của Mỹ đang được rót vào các vấn đề sửa chữa F-35 cũng như việc phát triển máy bay ném bom tàng hình mới.

Tuy nhiên, Nga thường xuất khẩu công nghệ tên lửa cho Trung Quốc và các K-77M không phải ngoại lệ. "Chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy thiết bị tìm kiếm AESA được bán cho Trung Quốc để sử dụng trong tên lửa PL-12 do nước này chế tạo vào năm 2015 hoặc 2016", nhà khoa học trên cảnh báo.

Để tồn tại trong một cuộc không chiến với một đối thủ có trang bị K-77M, máy bay chiến đấu của Mỹ cần phải tàng hình tốt hơn hoặc sử dụng thiết bị gây nhiễu radar tốt hơn.

Theo Công Thuận/W.I.B

baotintuc.vn

Hé lộ tên lửa không-đối-không nguy hiểm nhất thế giới của Nga - 3

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm