Hạm đội tàu sân bay Mỹ sắp bị “khai tử”?
(Dân trí) - Nhiều ý kiến cho rằng các tàu sân bay Mỹ đang nhanh chóng trở thành chứng tích hao tiền tốn của trong thời đại chiến tranh mới và ngày càng dễ bị tấn công bởi các vũ khí “hủy diệt tàu sân bay”, như tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D của Trung Quốc.
Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (phải) của Mỹ và một tàu yểm trợ.
Với việc Lầu Năm Góc đang đối mặt với khoản cắt giảm ngân sách 500 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, một quan chức hải quân Mỹ đã thẳng thắn đặt câu hỏi về các con tàu đắt đỏ nhất trong hạm đội hải quân, cho rằng các siêu tàu sân bay đang ngày càng trở nên dễ bị tấn công bởi các loại vũ khí mới và quá đắt đỏ để vận hành.
“Sau 100 năm, tàu sân bay đang nhanh chóng tiến tới giai đoạn cuối của quãng đời có ích”, Đại tá hải quân Henry Hendrix viết trong một bài báo do Trung tâm nghiên an ninh Mỹ mới, một tổ chức nghiên cứu chính sách tại Washington có quan hệ mật thiết với chính quyền của Tổng thống Obama, công bố đầu hồi tháng này.
Những thay đổi trong chiến tranh hải quân đồng nghĩa với việc các tàu sân bay “có thể không còn khả năng di chuyển đủ gần tới mục tiêu để hoạt động hiệu quả hoặc sống sót trong một thời đại của hình ảnh vệ tinh và các tên lửa tấn công tầm xa chính xác, ông Hendrix viết.
Theo luật của Mỹ, quân đội phải duy trì 11 tàu sân bay. Hiện 10 chiếc đang phục vụ sau khi USS Enterprise “về hưu”. USS Enterprise dự kiến sẽ được thay thế vào năm 2017 bằng USS Gerald Ford, chiếc đầu tiên trong lớp tàu sân bay khoang lớn mới.
USS Gerald Ford có giá dự kiến 13,6 tỷ USD, gấp đôi giá của tàu sân bay gần nó nhất. Và số tiền đó không bao gồm 4,7 tỷ USD chi cho việc nghiên cứu và phát triển lớp tàu sân bay mới.
Tên lửa Trung Quốc
“Sau 100 năm, tàu sân bay đang nhanh chóng tiến tới giai đoạn cuối của quãng đời có ích”, Đại tá hải quân Henry Hendrix viết trong một bài báo do Trung tâm nghiên an ninh Mỹ mới, một tổ chức nghiên cứu chính sách tại Washington có quan hệ mật thiết với chính quyền của Tổng thống Obama, công bố đầu hồi tháng này.
Những thay đổi trong chiến tranh hải quân đồng nghĩa với việc các tàu sân bay “có thể không còn khả năng di chuyển đủ gần tới mục tiêu để hoạt động hiệu quả hoặc sống sót trong một thời đại của hình ảnh vệ tinh và các tên lửa tấn công tầm xa chính xác, ông Hendrix viết.
Theo luật của Mỹ, quân đội phải duy trì 11 tàu sân bay. Hiện 10 chiếc đang phục vụ sau khi USS Enterprise “về hưu”. USS Enterprise dự kiến sẽ được thay thế vào năm 2017 bằng USS Gerald Ford, chiếc đầu tiên trong lớp tàu sân bay khoang lớn mới.
USS Gerald Ford có giá dự kiến 13,6 tỷ USD, gấp đôi giá của tàu sân bay gần nó nhất. Và số tiền đó không bao gồm 4,7 tỷ USD chi cho việc nghiên cứu và phát triển lớp tàu sân bay mới.
Tên lửa Trung Quốc
Tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc được cho là có thể tấn công tàu sân bay Mỹ.
Quân đội Mỹ mất khoảng 6,5 triệu USD mỗi ngày để vận hành một nhóm tàu sân bay đơn lẻ, vốn cũng bao gồm 5 tàu chiến khác, một tàu ngầm tấn công, khoảng 80 máy bay chiến đấu và các trực thăng và đội thủy thủ 6.700 người.
Nhưng ông Hendrix cho rằng kết quả thu được từ khoản đầu tư đó là rất ít ỏi.
Mỗi chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 trong hạm đội tàu sân bay đã thả 16 quả bom trung bình trong 10 năm qua, tương đương 7,5 triệu USD mỗi quả bom khi tất cả các chi phí của tàu sân bay được cộng dồn.
Số tiền đó là quá lớn khi so sánh với chi phí bắn tên lửa hành trình Tomahawk, trị giá khoảng 2 triệu USD mỗi quả. Và 5 tàu khu trục hải quân được trang bị các tên lửa Tomahawk chỉ mất khoảng 10 tỷ USD để chế tạo và 1,8 triệu USD để vận hành mỗi ngày, ông Hendrix nói.
Ngoài chi phí “khủng”, các tàu sân bay cũng đang đối mặt với các mối nguy hiểm ngày càng tăng từ các tên lửa hủy diệt tàu sân bay ngày càng tinh vi.
Các nhà chiến lược Mỹ đang quan tâm tới tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc, mà họ lo ngại có thể tấn công tàu sân bay và làm mất đi sự thống trị của hạm đội Mỹ trên biển.
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nhắc tới các tên lửa chống hạm và các vũ khí công nghệ cao khác trong một bài phát biểu hồi năm 2010, trong đó ông đặt câu hỏi rằng liệu có đáng giá khi chi hàng tỷ USD cho việc đóng mới các tàu sân bay.
“Liệu chúng ta có thực sự cần 11 tàu sân bay cho 30 năm tới khi không quốc gia nào có nhiều hơn 1 tàu?”, ông Gates đặt câu hỏi.
Các tên lửa hiện đại và tàu ngầm tàng hình “có thể chấm dứt ưu thế mà hải quân Mỹ đã duy trì ở tây Thái Bình Dương trong 6 thập niên qua”, ông Gates cảnh báo và ví các tàu sân bay Mỹ là “các tài sản lãng phí”.
Nhưng ông Hendrix cho rằng kết quả thu được từ khoản đầu tư đó là rất ít ỏi.
Mỗi chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 trong hạm đội tàu sân bay đã thả 16 quả bom trung bình trong 10 năm qua, tương đương 7,5 triệu USD mỗi quả bom khi tất cả các chi phí của tàu sân bay được cộng dồn.
Số tiền đó là quá lớn khi so sánh với chi phí bắn tên lửa hành trình Tomahawk, trị giá khoảng 2 triệu USD mỗi quả. Và 5 tàu khu trục hải quân được trang bị các tên lửa Tomahawk chỉ mất khoảng 10 tỷ USD để chế tạo và 1,8 triệu USD để vận hành mỗi ngày, ông Hendrix nói.
Ngoài chi phí “khủng”, các tàu sân bay cũng đang đối mặt với các mối nguy hiểm ngày càng tăng từ các tên lửa hủy diệt tàu sân bay ngày càng tinh vi.
Các nhà chiến lược Mỹ đang quan tâm tới tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc, mà họ lo ngại có thể tấn công tàu sân bay và làm mất đi sự thống trị của hạm đội Mỹ trên biển.
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nhắc tới các tên lửa chống hạm và các vũ khí công nghệ cao khác trong một bài phát biểu hồi năm 2010, trong đó ông đặt câu hỏi rằng liệu có đáng giá khi chi hàng tỷ USD cho việc đóng mới các tàu sân bay.
“Liệu chúng ta có thực sự cần 11 tàu sân bay cho 30 năm tới khi không quốc gia nào có nhiều hơn 1 tàu?”, ông Gates đặt câu hỏi.
Các tên lửa hiện đại và tàu ngầm tàng hình “có thể chấm dứt ưu thế mà hải quân Mỹ đã duy trì ở tây Thái Bình Dương trong 6 thập niên qua”, ông Gates cảnh báo và ví các tàu sân bay Mỹ là “các tài sản lãng phí”.
Chưa thể thay thế
Các bình luận của ông Gates đã cảnh báo các lãnh đạo hải quân, nhưng các ý kiến chỉ trích đã không thuyết phục được hầu hết các quan chức vốn xem các tàu sân bay là quan trọng và nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang triển khai tàu sân bay của riêng mình.
Pete Daly, cựu phó đô đốc và từng chỉ huy tàu sân bay tấn công USS Nimitz, nói các tàu sân bay là nhân tố quan trọng của sức mạnh quân đội Mỹ.
Ông Daly, hiện là giám đốc Viện hải quân Mỹ, nói rằng để tấn công các mục tiêu bị ngụy trang kỹ càng, các máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay hiệu quả hơn các tên lửa Tomahawh, và rằng phá hủy một siêu tàu sân bay là “rất, rất khó”.
Các bình luận của ông Gates đã cảnh báo các lãnh đạo hải quân, nhưng các ý kiến chỉ trích đã không thuyết phục được hầu hết các quan chức vốn xem các tàu sân bay là quan trọng và nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang triển khai tàu sân bay của riêng mình.
Pete Daly, cựu phó đô đốc và từng chỉ huy tàu sân bay tấn công USS Nimitz, nói các tàu sân bay là nhân tố quan trọng của sức mạnh quân đội Mỹ.
Ông Daly, hiện là giám đốc Viện hải quân Mỹ, nói rằng để tấn công các mục tiêu bị ngụy trang kỹ càng, các máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay hiệu quả hơn các tên lửa Tomahawh, và rằng phá hủy một siêu tàu sân bay là “rất, rất khó”.
Trung Quốc đã chính thức biên chế tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh.
Còn về các tên lửa hủy diệt tàu sân bay của Trung Quốc, “đó là một mối đe dọa bổ sung cần xem xét”, ông Daly cho biết. Nhưng ông Daly cũng nói thêm rằng: “Hải quân Mỹ biết rõ về điều này và đã có kế hoạch đối phó với điều đó.
Chi phí của các tàu sân bay nên được so sánh với các khoản ngân sách khổng lồ cần thiết để bảo vệ và tiếp tế các căn cứ không quân và các binh sĩ trên bộ, như cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, ông Daly nói.
Và các tàu sân bay có thể được triển khai mà không gây căng thẳng chính trị liên quan tới một cuộc chiến trên bộ lâu hơn dự tính, ông Daly nói.
“Người Mỹ rất lo lắng về các cam kết trên bộ, không muốn tham gia và hiện diện suốt 10 năm tại một khu vực nào đó”.
“Với tàu sân bay, bạn có một lực lượng có thể tới một nơi nào đó, giải quyết một nhiệm vụ và sau đó rời đi nhanh chóng hoặc ở lại lâu hơn nếu cần. Hai cái đó là hoàn toàn khác nhau”, ông Daly nói.
Chi phí của các tàu sân bay nên được so sánh với các khoản ngân sách khổng lồ cần thiết để bảo vệ và tiếp tế các căn cứ không quân và các binh sĩ trên bộ, như cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, ông Daly nói.
Và các tàu sân bay có thể được triển khai mà không gây căng thẳng chính trị liên quan tới một cuộc chiến trên bộ lâu hơn dự tính, ông Daly nói.
“Người Mỹ rất lo lắng về các cam kết trên bộ, không muốn tham gia và hiện diện suốt 10 năm tại một khu vực nào đó”.
“Với tàu sân bay, bạn có một lực lượng có thể tới một nơi nào đó, giải quyết một nhiệm vụ và sau đó rời đi nhanh chóng hoặc ở lại lâu hơn nếu cần. Hai cái đó là hoàn toàn khác nhau”, ông Daly nói.
An Bình
Tổng hợp