1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Hai cú sốc với Mỹ, thay đổi cục diện Syria

Mấu chốt giải quyết vấn đề hòa bình cho Syria là sự hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syria và sự quyết tâm của Nga.

Quyết định của Tehran để chia sẻ cơ sở của mình với Nga sẽ ảnh hưởng như thế nào các hoạt động trên không của Nga trước IS và các loại khủng bố hồi giáo? Điều gì nằm đằng sau quyết định của Moscow sử dụng căn cứ không quân Hamadan của Iran để tấn công khủng bố? Tại sao phương Tây nổi giận về việc này Nga-Iran? Và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác với Nga ra sao sau chuyến thăm Nga của Erdogan? Những điểm nhấn này sẽ thay đổi cục diện trên chiến trường Syria.

Nga sử dụng căn cứ không quân ở Iran

TU-22M3 tại căn cứ không quân Hamedan: Cú sốc của Mỹ-NATO
TU-22M3 tại căn cứ không quân Hamedan: Cú sốc của Mỹ-NATO

Quyết định của Tehran để cho phép Nga sử dụng căn cứ không quân Hamadan sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động của Lực lượng Không gian vũ trụ của Nga tấn công IS và các loại khủng bố bị cấm hoạt động ở Nga (LIH).

Đầu tiên là về mặt kỹ thuật.

Báo chí trong và ngoài nước đã nói nhiều nên chúng ta ít phân tích ở đây. Chẳng hạn, sử dụng Hamadan sẽ đem lại kết quả vượt trội với việc sử dụng các sân bay ở miền nam Nga. Đó là, sẽ làm giảm đáng kể thời gian bay tới mục tiêu ở Syria, cho phép các máy bay Nga sử dụng ít nhiên liệu và tăng tải trọng vũ khí. Thay vì chỉ mang được 8 tấn vũ khí, thời gian tác chiến chỉ 15 phút và xuất kích 1phi vụ/ngày thì TU-22M3 mang đủ 22 tấn, tác chiến 30 phút và xuất kích lên tới 4 phi vụ/ngày…

Điều quan tâm ở đây là, Hamadan nằm ở lãnh thổ của Iran nên rất an toàn. An toàn hơn rất nhiều so với hoạt động tại Hmeimim ở Syria. Có thể nói, Hamadan là một sân bay lý tưởng cho hoạt động của Không quân-vũ trụ Nga. Tuy thế, nhưng tại sao Nga vẫn đưa S-300, S-400 sang để bảo vệ?

Đây là một ý đồ (che đậy nhiều mục đích) nên khiến cho Mỹ-phương Tây, đặc biệt là Israel, rất khó chấp nhận và lo ngại mà chẳng thể làm gì vì nó rất hợp lý.

Thứ hai, rất quan trọng là mặt chiến thuật.

Ngay tại sân bay Heimim ở Syria, vì nó chỉ cách Thổ Nhĩ Kỳ 50 km cho nên Mỹ-NATO đều biết khi nào máy bay xuất kích, còn nếu như máy bay ném bom tầm xa hạng nặng như TU-22M3 xuất phát từ Nga đến Syria hơn 2000 km thì càng dễ phát hiện, rất có ý nghĩa với Mỹ-NATO.

Việc phát hiện máy bay Nga xuất kích tấn công của Mỹ-NATO là nhằm mục đích muốn cảnh báo cho các lực lượng “ôn hòa” mà Mỹ nuôi dưỡng, hậu thuẫn, kể cả IS, biết trước để tránh các cuộc không kích của máy bay ném bom tầm xa Nga (chúng ta không ngạc nhiên về điều này). Nhưng khi TU-22M3 xuất kích tấn công tại Hamadan ở Iran thì vấn đề đã thay đổi, Mỹ-NATO rất khó phát hiện và nếu có phát hiện được thì sẽ có rất ít thời gian để cảnh báo các lực lượng họ hậu thuẫn trên mặt đất.

Vì vậy, chỉ mới xuất hiện nhưng lần xuất kích đầu tiên đã gây thiệt hại nặng cho lực lượng thánh chiến hồi giáo cực đoan. Mỹ-NATO không tức giận, cay cú, lo lắng mới là chuyện lạ.

Về chính trị.

Đây là lý do chính cho quyết định của Nga sử dụng Hamadan chứ không phải là lý do kỹ, chiến thuật.

Quả thật trên chiến trường Syria, trước đây tư tưởng quân sự, chiến thuật và thậm chí tư tưởng chiến lược của Nga và Iran là không đồng nhất trong vấn đề Syria và khu vực. Chẳng hạn như, tuyên bố rút quân, các đàm phán với Mỹ thực hiện lệnh ngừng bắn… của Nga không làm Iran hài lòng. Nhưng tình hình đã thay đổi khi Nga lần đầu tiên sử dụng căn cứ quân sự của mình tại nước ngoài tấn công quân khủng bố hồi giáo ở Syria. Điều đó có nghĩa là Nga đã nhận thức lại tình hình để phù hợp với Iran trong tất cả các mục tiêu chiến thuật chiến dịch cũng như chiến lược.

Thực tế là Iran lần đầu tiên chấp nhận cho nước ngoài có căn cứ quân sự trên lãnh thổ kể từ năm 1979 đã chỉ ra một chiều sâu của sự hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia này và chứng tỏ đã có sự cam kết mạnh mẽ của Nga với Iran trong vấn đề Syria và khu vực liên quan đến Iran.

Vào thời điểm NATO đang bất an bởi Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên có lực lượng mạnh thứ 2 sau Mỹ trở nên không đáng tin cậy thì việc cam kết giữa Nga và Iran, một quốc gia mạnh nhất Trung Đông sẽ có một tiềm năng rất lớn và, nếu như Thổ Nhĩ Kỳ cũng chia sẻ những cam kết đó… thì sẽ là một cú sốc mạnh cho Mỹ-NATO-EU.

Hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Syria?

Giờ đây, Nga và Iran đã hợp tác rất chặt chẽ trên chiến trường Syria, vậy Thổ Nhĩ Kỳ sau chuyến thăm Nga của Tổng thống Erdogan liệu đã có sự hợp tác trong vấn đề Syria?

Chắc chắn Kremlin không tin tưởng vào ông Erdogan, người có tư tưởng hồi giáo Ottoman nguy hiểm. Tuy vậy, sau cú đảo chính, mặc dù Erdogan không công khai là có sự cảnh báo, giúp ngầm của Nga, nhưng trong chuyến thăm Nga vừa qua, xuất hiện điệp ngữ “bạn của tôi Vladimir”… thì khả năng sự trả ơn bằng một số thỏa thuận có tính nhân nhượng Nga là có thể.

Putin và Erdogan thỏa thuận những gì chỉ họ biết nhưng hành động, diễn biến trên chiến trường Syria khiến chúng ta biết được ít nhiều họ đã thỏa thuận những gì là không khó:

Ngày 18/8, máy bay của lực lượng chính phủ Syria đã ném bom các vị trí của người Kurd tại Hasakeh, thành phố bị chia cắt ở miền Đông Bắc nước này. Chính phủ Syria hiện kiểm soát phần lớn ở các thành phố Qamishli và Hasakeh, còn Lực lượng Tự vệ Nhân dân người Kurd (YPG) chiếm nhiều khu vực Đông Bắc và Bắc Syria dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là lần đầu tiên, quân đội Syria tiến hành các vụ không kích nhằm vào một khu vực do người Kurd kiểm soát ở Syria.

Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), các cuộc không kích đánh trúng ít nhất 6 vị trí của người Kurd.

Rõ ràng là cuộc ném bom này phát ra một thông điệp là Assad kiên quyết ngăn chặn sự ly khai, độc lập của người Kurd Syria. Thông điệp và hành động để chứng minh đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ vui mừng nhưng Mỹ lo ngại.

Thông điệp phát ra là sự “gửi đi” hay “đáp trả” thì chưa rõ, nhưng trong tình thế của mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran sau cuộc đảo chính thì thông điệp đó có tính chất và ý nghĩa như nhau.

Như vậy, mấu chốt giải quyết vấn đề hòa bình cho Syria là sự hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, chính quyền Assad và sự quyết tâm của Nga, bất chấp Mỹ cố tình gây hỗn loạn thế nào. Sự hợp tác này sẽ tiêu diệt IS và các thành phần khủng bố quốc tế khác. Vấn đề là có được như vậy hay không mà thôi.

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm