1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

"Giấc mơ Trung Hoa" không nhất thiết phải là "Ác mộng Nhật Bản"

Liệu cuộc diễu binh lớn tại Bắc Kinh kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Thế giới II (CTTG II) kết thúc có nhằm đe dọa Nhật Bản hay không?

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Nhờ Chủ tịch Tập Cận Bình, “Giấc mơ Trung Hoa” đã trở thành cụm từ quen thuộc đối với người dân Trung Quốc và là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Giấc mơ đó, nói một cách ngắn gọn theo ông Tập sau khi lên nắm quyền vào tháng 10/2012, là sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Sự phục hưng này bao trùm nhiều lĩnh vực: kinh tế, ngoại giao, văn hóa và quân đội.

Về mặt quân đội, có thể nhìn nhận là làm thế nào để Trung Quốc trở thành cường quốc quân sự, một quốc gia sẽ không bao giờ phải hứng chịu thêm “một thế kỷ nhục nhã” dưới bàn tay các thế lực bên ngoài.

Bằng nhiều nỗ lực, Trung Quốc hiện nay đã được coi là một cường quốc quân sự, có thể chỉ đứng sau Mỹ. Và không còn cách nào tốt hơn để phô diễn điều đó bằng một cuộc diễu binh hoành tráng để cho nhân dân Trung Quốc cũng như toàn thế giới thấy rằng một quân đội trong mơ của người Trung Quốc đã thành hiện thực.

Tuy nhiên, Bắc Kinh thông thường chỉ tổ chức diễu hành quân đội 10 năm một lần để kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (lần gần đây nhất là năm 2009). Vì vậy quyết định mới đây của Bắc Kinh đã kéo theo nhiều suy đoán và lo ngại ở cả trong lẫn ngoài nước.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố cuộc diễu binh là để kỷ niệm 70 năm CTTG II: “Bằng cách kỷ niệm sự kiện này cùng nhiều quốc gia khác, Trung Quốc muốn đánh thức mọi người cần chung tay cho cam kết gìn giữ hòa bình, đồng thời thể hiện rõ lập trường của Trung Quốc khi ca ngợi sự chấm dứt của cuộc đại chiến và trật tự quốc tế mà thế giới đã phải rất nỗ lực mới đạt được.”

Tuy vậy, với vai trò của Nhật Bản trong CTTG II và trong quan hệ hiện tại với Trung Quốc (được cho là tồi tệ nhất vào năm 1972), một số chuyên gia phân tích nước ngoài nghi ngờ cuộc diễu hành “không bình thường” này trước tiên là để gửi thông điệp tới Tokyo. Một số ý kiến trên web của tờ Nhật báo Nhân dân đã ủng hộ việc Trung Quốc phô trương sức mạnh – càng củng cố cho những nghi ngờ và quan ngại của các chuyên gia.

Có thể một trong những mục đích cho cuộc diễu binh năm nay là nhằm “hăm dọa” Nhật Bản, và xa hơn là Mỹ, vì 2 quốc gia này có lực lượng quân đội chung, vốn được nhìn nhận là nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có thể còn mục đích khác.

Chủ tịch Mao Trạch Đông từng có câu nói rất nổi tiếng: “Quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng.” Câu cách ngôn đó có ý nghĩa gì? Ít nhất là trong bối cảnh nền chính trị Trung Quốc - nó nói rằng bất kể ai kiểm soát quân đội thì đều nắm quyền lãnh đạo bao trùm đất nước. Và nhìn vào quân hàm là một trong những phương thức hiệu quả nhất để đánh giá xem sự thống trị của một người trong giới chính trị Trung Quốc.

Kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng được khởi xướng bởi ông Tập Cận Bình vào năm 2013, đã có rất nhiều ông to trong quân đội bị mất ghế và chắc chắn ông Tập phải đối mặt với vô vàn những âm mưu, đấu đá nội bộ. Vì vậy, cuộc diễu binh lớn lần này có thể đơn giản là cách để Chủ tịch Trung Quốc khẳng định quyền lực của mình.

Nhưng nếu ta cứ giả sử rằng kế hoạch diễu binh lần này một phần là nhằm vào Nhật Bản, câu hỏi được đặt ra là liệu Tokyo có chú ý tới thông điệp này và điều chỉnh thái độ hay không? Câu trả lời gần như là “Không”.

Thứ nhất, Nhật Bản không chỉ có một mình. Bên cạnh họ là lực lượng quân sự mạnh và hiện đại nhất thế giới – Hoa Kỳ. Tất nhiên giữa 2 đồng minh này vẫn tồn tại nhiều tranh cãi nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có bất kỳ sự chia rẽ nào trong thời gian tới. Mặt khác, quân đội Trung Quốc vượt xa quân đội Nhật Bản về số lượng nhưng nếu nói về sự sẵn sàng chiến đấu thì vẫn còn nhiều vấn đề. Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” tiêu diệt một loạt các quan to trong quân đội nói rằng Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc đối đầu tại Biển Đông.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu các chính trị gia Trung Quốc tin rằng gây khó khăn cho Nhật Bản sẽ giúp họ “giành điểm” tại quê nhà thì không lý do gì quan chức Nhật Bản lại không nghĩ rằng đứng lên chống lại Trung Quốc “bắt nạt” sẽ giúp họ giành chiến thắng cho đợt bầu cử tiếp theo.

Kể từ năm 1894, Nhật Bản chưa có lần nào đối đầu với Trung Quốc. Mọi thứ thay đổi từ những năm 1990, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc kèm theo đó là chủ nghĩa dân tộc phát triển tại quốc gia này. Đối với một số lượng đáng kể các quan chức và người dân Trung Quốc, yếu tố then chốt trong giấc mơ của họ đó là khiến Nhật Bản phải cúi đầu trước họ.

Với những thù hằn ăn sâu giữa hai dân tộc, giấc mơ kiểu đó có thể hiểu được. Nhưng giấc mơ đó sẽ chỉ tàn phá Đông Á. Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa không nên có chỗ cho suy nghĩ thù hằn Nhật Bản. Còn nếu 2 cường quốc Đông Á không thể chung sống hòa bình, “Giấc mơ Trung Hoa” cũng sẽ chỉ là lời nói suông.

Theo Hà My (tổng hợp)
PetroTimes