1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

F-22 không còn tàng hình khi radar Nga trực chiến

Bất chấp việc Mỹ tin rằng, tiêm kích F-22 có thể tàng hình trước mọi hệ thống radar của Nga, nhưng Moscow không nghĩ vậy.

NATO thừa nhận

Khi nói về khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình của phòng không Nga, Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh quân đội NATO tại châu Âu vừa có nhận định cho biết: "Nga đang thực sự thiết lập một khu vực bất khả xâm phạm tại Syria".

Theo vị tướng này, các phương tiện trinh sát điện tử của Mỹ và NATO hoàn toàn bất lực trước hệ thống tác chiến điện tử Nga được triển khai trên khu vực rộng lớn chiếm khoảng 1/3 lãnh thổ Syria.

"Chúng tôi không thể nhận diện được bất kỳ hệ thống vũ khí, khí tài nào của Nga bố trí trong khu vực này do hệ thống gây nhiễu vô cùng dày đặc, thực sự đó là khu vực không thể quan sát", ông Breedlove thừa nhận.

Không chỉ có khả năng gây nhiễu, khả năng trinh sát và nhận diện của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga cũng được cải thiện đáng kể. Mới đây Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã biên chế cho quân đội Nga những tổ hợp tác chiến điện tử tối tân đầu tiên có tên gọi Moscow-1.

Tổ hợp này được áp dụng công nghệ kỹ thuật số mới nhất, hoạt động ở chế độ radar thụ động, phát hiện các phương tiện bay bằng cách dò theo bức xạ của chúng từ khoảng cách 400 km. Tổ hợp này còn có thể phát hiện cả các loại đạn của đối phương.


Tiêm kích F-22.

Tiêm kích F-22.

Trong khi hệ thống tác chiến điện tử Krasukha chỉ được đánh giá cao về khả năng gây nhiễu, Moscow-1 sẽ là "át chủ bài" về khả năng phát hiện và nhận diện mục tiêu của không quân Nga.

"Với sự tiến bộ đáng kinh ngạc của về công nghệ radar của Nga trong những năm gần đây, các chuyên gia quân sự Mỹ và NATO nhận định rằng nguy cơ các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 mất khả năng tàng hình và trở thành 'bia bay' đối với các hệ thống phòng không của Nga hoàn toàn có thể xảy ra", ông Breedlove nói.

Theo vị tướng này, chính mạng lưới radar dày đặc Nga triển khai tại Syria là nguyên nhân khiến tiêm kích F-22 của Mỹ chỉ xuất đầu lộ diện duy nhất 1 lần trong chiến dịch tấn công khủng bố tại Syria hồi tháng 9/2014 - thời điểm các vũ khí và khí tài Nga chưa được triển khai tại Damascus.

Bên cạnh đó, National Interest cũng cho rằng, tàng hình không phải là biến mất mà nó chỉ là công nghệ làm giảm tiết diện phản hồi radar của các chiến đấu cơ. Vì vậy, F-22 dễ dàng bị radar có tần số làm việc UHF phát hiện.

Không có máy bay tàng hình

Không chỉ F-22 mà ngay cả tiêm kích thế hệ mới hơn của Mỹ là F-35 cũng không thể mang chiếc áo tàng hình hoàn hảo như Mỹ tuyên bố và nó dễ dàng bị radar Nga phát hiện, trang The Daily Beast cho biết.

Hệ thống áp chế radar đối phương trang bị cho máy bay F-35 không thể có đủ điều kiện để đảm nhận nhiệm vụ của mình, cho nên vẫn cần phải nghiên cứu một loại máy bay riêng dùng để áp chế radar đối phương, bảo đảm tính năng tàng hình của máy bay chiến đấu mới nhất F-35.

Trên thực tế, vấn đề tính năng tàng hình của F-35 không mạnh đã không phải là bí mật. Tính năng tìm kiếm thiết bị bay tàng hình của radar UHF tương đối mạnh và sớm đã được làm rõ trong thời gian đầu Mỹ bắt tay vào việc phát triển dự án nghiên cứu máy bay tàng hình.

Năm 1983, phòng thực nghiệm Lincoln thuộc cơ quan nghiên cứu công nghệ Viện Công nghệ Massachusetts đã mua trạm radar có bề rộng 45m, dùng để mô phỏng hệ thống radar cảnh báo 5N84A của Liên Xô có tần số làm việc UHF.

Trạm radar này do công ty Lockheed Martin lắp ráp. Nhưng trước sự ngạc nhiên của một số chuyên gia, người Mỹ thậm chí không học hỏi kinh nghiệm làm việc này khi phát triển máy bay F-22 và thiết kế máy bay tiêm kích tàng hình F-35.

Chuyên gia công nghệ chỉ rằng, để bảo đảm tính năng tàng hình của máy bay hoạt động trong tần số UHF, đầu tiên phải loại bỏ đuôi đứng của máy bay, điều này đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược B-2.

Tuy nhiên, dù đó là F-22/35 hay máy bay tối tân B-2 thì chúng vẫn không thể tàng hình đúng nghĩa và việc phát hiện những máy bay này không quá khó mới hệ thống radar của Nga.

Thậm chí, Trung Quốc cũng tuyên bố từng tóm sống F-22 khi máy bay này xâm nhập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) họ tự tuyên bố trên biển Hoa Đông hồi đầu năm 2016.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo cho biết, vào đầu tháng 2/2016, Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đã điều một số máy bay chiến đấu đến tuần tra ADIZ ở Biển Hoa Đông sau khi phát hiện một số mục tiêu bay lạ hoạt động tại khu vực này. Mục tiêu lạ sau đó được Bắc Kinh xác nhận là phi đội F-22 của Mỹ.

Yin Zhuo – Chuẩn Đô đốc của Hải quân Trung Quốc cũng là một chuyên gia phân tích quân sự cho biết, những chiếc F-22 của Mỹ không hẳn hoàn toàn có thể biến mất trước các hệ thống radar giám sát của Trung Quốc.

Theo Tuấn Vũ

Báo Đất việt