Đường tới ngai vàng của tân Nhật hoàng Naruhito
(Dân trí) - Nhật hoàng Naruhito đã nhận được sự nuôi dạy đặc biệt từ nhỏ của cha mẹ và dành thời gian nghiên cứu học tập tại nước ngoài, do vậy ông được kỳ vọng sẽ mang lại “làn gió mới” cho Hoàng gia Nhật Bản sau khi đăng quang.
Tên của Nhật hoàng Naruhito mang ý nghĩa đặc biệt, có nghĩa là “người có khí chất siêu phàm”. Trong ảnh: Nhật hoàng Naruhito chơi đùa với cha mẹ tại bãi biển hồi tháng 6/1961. (Ảnh: Getty)
Khác với truyền thống của Hoàng gia Nhật Bản, Nhật hoàng Naruhito được cha mẹ đích thân nuôi dạy, thay vì được chăm sóc riêng tại nhà trẻ Hoàng gia như trước đây. Trong ảnh: Nhật hoàng Naruhito chơi máy bay giấy cùng cha mẹ hồi tháng 10/1965. (Ảnh: Getty)
Ngay từ nhỏ, Nhật hoàng Naruhito đã bộc lộ tư chất thông minh và nhanh nhẹn dưới sự dạy bảo của cha mẹ. Trong ảnh: Nhật hoàng Naruhito nghiên cứu quả địa cầu cùng mẹ hồi tháng 2/1968. (Ảnh: Getty)
Hoàng hậu Michiko luôn cố gắng để con trai được phát triển như những đứa trẻ bình thường và hòa đồng với các bạn bè khác, thay vì chỉ xoay quanh cuộc sống của hoàng gia. Trong ảnh: Nhật hoàng Naruhito bơi xuồng tại Yokohama năm 1968. (Ảnh: Getty)
Nhật hoàng Naruhito sẵn sàng tham gia các hoạt động thể chất cùng các bạn tại trường học để hòa nhập với cuộc sống bên ngoài Hoàng gia. Trong ảnh: Nhật hoàng Naruhito chạy tiếp sức tại trường ở Tokyo năm 1970. (Ảnh: Getty)
Ông Tomohide Gomi, giáo sư danh dự tại Đại học Tokyo, đã dạy Nhật hoàng Naruhito về tuyển tập thơ Manyoshu vào năm 1977. (Ảnh: Getty)
Ngoài tấm bằng tại Đại học Gakushuin ở Tokyo, Nhật hoàng Naruhito từng có thời gian theo học tại Đại học Oxford ở Anh. (Ảnh: Kyodo)
Tại Đại học Oxford, Nhật hoàng Naruhito từng nghiên cứu về hệ thống giao thông thế kỷ 18 trên sông Thames và là một chuyên gia về nước. (Ảnh: Mainichi)
Nhật hoàng Naruhito thường xuyên tham dự các diễn đàn toàn cầu về quản lý nước và nhận bằng danh dự tiến sĩ luật của Đại học Oxford vào năm 1991. (Ảnh: Mainichi)
Vào sinh nhật lần thứ 31, ông Naruhito chính thức trở thành Thái tử. Trong ảnh: Thái tử Naruhito và cha mẹ chào đón Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Đệ nhất phu nhân Nancy Reagan vào năm 1989. (Ảnh: Getty)
Nhật hoàng Naruhito trò chuyện với vợ sắp cưới Masako Owada hồi tháng 6/1993. Giống như cha mình, Nhật hoàng Naruhito kết hôn với một thường dân. (Ảnh: Reuters)
Tốt nghiệp Đại học Harvard và có thể sử dụng 6 thứ tiếng, Hoàng hậu Masako từng là một nhà ngoại giao trước khi kết hôn với Nhật hoàng Naruhito. Đám cưới cổ tích của cặp đôi được tổ chức vào tháng 6/1993. (Ảnh: Reuters)
Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đón con gái đầu lòng, Công chúa Aiko, vào năm 2001. (Ảnh: Reuters)
Sau khi sinh Công chúa Aiko, Hoàng hậu Masako từng bị trầm cảm do căng thẳng vì áp lực sinh con trai nối dõi cho Hoàng gia. Theo quy định của Hoàng gia Nhật Bản, con gái không được thừa kế ngai vàng. (Ảnh: Getty)
Trên cương vị của một Thái tử, ông Naruhito luôn quan tâm tới đời sống của người dân Nhật Bản và chia sẻ với người dân sau mỗi thảm họa. Trong ảnh: Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako trò chuyện với Thị trưởng Iwanuma khi tới thăm thành phố bị tàn phá bởi sóng thần vào năm 2011. (Ảnh: AFP)
Nhật hoàng Naruhito cũng thường xuyên đi cùng cha mẹ trong các chuyến công du nước ngoài. Trong ảnh: Các thành viên của Hoàng gia Nhật Bản tới Anh năm 2012. (Ảnh: AFP)
Nhật hoàng Naruhito là người sống giản dị và gần gũi với người dân. Trong ảnh: Nhật hoàng Naruhito cùng vợ và cha mẹ vẫy tay chào công chúng tại Cung điện Hoàng gia ở Tokyo hồi năm 2014. (Ảnh: Getty)
Nhật hoàng Naruhito có thể chơi violin xuất sắc. Ông từng nhiều lần biểu diễn cùng dàn nhạc với vai trò của một nhạc công. Trong ảnh: Nhật hoàng Naruhito (giữa) tham gia buổi hòa nhạc tại Đại học Gakushuin hồi năm 2004. (Ảnh: AP)
Nhật Hoàng Naruhito cũng thích chụp ảnh. Ông đã chụp một con tê giác khi thăm một khu bảo tồn tại Kenya năm 2000. (Ảnh: AFP)
Là hoàng đế sinh ra sau chiến tranh và được đào tạo ở nước ngoài với tư tưởng cởi mở, Nhật hoàng Naruhito được kỳ vọng sẽ mang đến “luồng gió mới” cho Hoàng gia Nhật Bản trong triều đại trị vì của ông. Trong ảnh: Nhật hoàng Naruhito và cha vẫy tay chào người dân trong bài phát biểu mừng năm mới hồi tháng 1. (Ảnh: AFP)
“Tôi sẽ tiếp tục tu dưỡng bản thân, suy nghĩ cho người dân Nhật Bản và cầu nguyện cho họ với khí chất của những vị hoàng đế đi trước. Tôi muốn thực hiện nghĩa vụ là biểu tượng của đất nước và luôn ở bên cạnh người dân… chia sẻ với họ niềm vui nỗi buồn, như cha mẹ tôi từng làm trước đây”, Nhật hoàng Naruhito chia sẻ nhân dịp sinh nhật năm nay. (Ảnh: Getty)
Ngày 1/5, tại lễ đăng cơ ở Cung điện Hoàng gia, tân Nhật hoàng Naruhito được dâng lên 3 loại thần khí gồm thanh kiếm Kusanagi, chiếc gương Yata và viên ngọc Yasakani. Đây là 3 bảo vật biểu trưng cho 3 phẩm chất tốt đẹp là lòng dũng cảm, sự sáng suốt và lòng nhân từ. (Ảnh: Reuters)
Sau lễ đăng cơ, Nhật hoàng Naruhito chính thức trở thành hoàng đế thứ 126 của Nhật Bản với niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa), có nghĩa là “Sự hòa hợp tốt đẹp”. (Ảnh: Reuters)
Thành Đạt
Tổng hợp