1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Dù điều gì xảy ra tiếp theo, Thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn là một chiến thắng

Cuối cùng, giải pháp ngoại giao cũng có thể phát huy hiệu quả- bởi vì đó sẽ là cả một quá trình chứ không chỉ là một sự kiện hay là một cuộc gặp.

Sẽ không có một học thuyết “Big Bang” hay một vụ nổ lớn trong chính sách ngoại giao hạt nhân để có thể ngay lập tức giải quyết vấn đề. Kể cả khi không có một tiến trình tiếp theo để thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, thì các cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều Moon-Kim và Thượng đỉnh Mỹ-Triều Trump-Kim cũng đã là một khởi đầu tốt. Đây là một phần ý kiến nhìn nhận lạc quan sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công tại Singapore, dù vẫn có những chỉ trích và hoài nghi về những bước tiếp theo của Mỹ và Triều Tiên.


Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo sau cuộc gặp Thượng đỉnh với Nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo sau cuộc gặp Thượng đỉnh với Nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Tuyên bố chung Mỹ-Triều bị chỉ trích

Thượng đỉnh Mỹ-Triều “thành công rực rỡ”, với Tuyên bố chung đạt được chỉ trong vòng 5 tiếng thảo luận sáng 12/6 tại Singapore. Văn kiện này đã bị chỉ trích là “chung chung” và thiếu những cam kết cụ thể liên quan đến phi hạt nhân hóa.

Tuy nhiên, những chỉ trích này đã không tính đến những cam kết của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về tạm ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa; trả tự do cho những tù nhân Mỹ; đóng cửa bãi thử tên lửa chiến lược và bãi thử hạt nhân lớn mà không mở thêm cơ sở mới nào.

Trong khi đó, những ý kiến chỉ trích lại cho rằng, thế giới đã quá dễ dàng quên đi việc Triều Tiên cách đây vài tháng vẫn tiến hành thử các thiết bị hạt nhân, đẩy căng thẳng khu vực leo thang đỉnh điểm với những cảnh báo về một cuộc chiến tranh hủy diệt giữa Mỹ và Triều Tiên.

Những ý kiến chỉ trích gọi Hội nghị Thượng đỉnh tại Singapore là một thất bại vì cho rằng các thỏa thuận quá mờ nhạt và các nỗ lực trong quá khứ để phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên đều bị lãng quên với thực tế rằng tất cả đều đã thất bại.

“Chúng tôi đã quyết định khép lại quá khứ...”, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói và sau đó ông cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump ký Tuyên bố chung, kết thúc tốt đẹp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Đây có là “chiến thắng” cho Triều Tiên? Khi một nước nhỏ có thể “đối mặt trực tiếp” với một nước lớn như vậy? Lịch sử đã chứng minh rằng điều này sẽ là không dễ dàng.

Mỹ đã đồng ý tạm ngừng các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc, song Mỹ-Hàn cũng có thể nối lại chúng vào bất cứ lúc nào. Và thực tế, Mỹ sẽ dễ dàng điều máy bay ném bom tàng hình B-2s từ căn cứ ở Missouri tới Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, còn là những tàu ngầm tên lửa của Mỹ có thể đang ẩn nấp dưới Thái Bình Dương.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu tiến trình hòa bình và ngồi vào bàn đàm phán Thượng đỉnh với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là rất “đáng giá”. Nhiều ý kiến cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh giống như một “giải thưởng” mà Mỹ tặng cho một nước khác vì cách “cư xử tốt”.

Điều mà giới phân tích chờ đợi là những gì Mỹ và Triều Tiên sẽ làm tiếp theo. Chính quyền Tổng thống Trump có xoa dịu được chính phủ kế nhiệm trước thực tế Triều Tiên đã có bom nhiệt hạch (bom H) có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ, vốn sẽ đưa 2 nước vào trạng thái chiến tranh vĩnh viễn?

Nhắc lại kịch bản Triều Tiên từng dùng đàm phán để “câu giờ” và sẽ “lật kèo”, nhiều nhà phân tích đang chờ đợi điều này nếu xảy ra thì Tổng thống Trump sẽ viết gì trên Twitter?

Đặc biệt, Mỹ sẽ thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa như thế nào khi thỏa thuận hạt nhân Iran là “một ví dụ nhãn tiền”. Iran và các cường quốc P5+1 đạt được thỏa thuận 2015, vốn cũng được gọi là thỏa thuận hạt nhân lịch sử. Theo đó, các biện pháp trừng phạt với Iran đã được nới lỏng, các tài sản được dỡ bỏ phong toả, thương mại bắt đầu trở lại... Iran cũng thực hiện các cam kết của mình với sự kiểm chứng của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA).

Tuy nhiên, Tổng thống Trump ngay trước khi ngồi vào bàn Thượng đỉnh Mỹ-Triều đã gạt bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được dưới thời chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống Obama. Động thái đã làm dấy lên những hồ nghi trong nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên của Mỹ. Sẽ không phải là Triều Tiên mà chính Mỹ mới là bên “lật kèo”.

Trong khi đó, những nhà quan sát tích cực lại cho rằng, hơn tất cả, việc Tổng thống Trump thuyết phục được Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tin tưởng mình đã là điều phi thường. Nhất là khi, những cái kết thảm khốc trong vấn đề vũ khí hạt nhân của Iraq, Libya và cả Iran được chính đội ngũ cố vấn cứng rắn của Tổng thống Trump cảnh báo tới Triều Tiên.

Nếu Tổng thống Trump nghe theo các cố vấn của mình thì ông chắc chắn đã bước lại vào vết xe đổ của những người tiền nhiệm. Thực tế, Mỹ đã mất hơn 2 thập kỷ và trải qua 3 đời Tổng thống để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Yêu cầu “phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” và “sức ép tối đa” của Mỹ có thể sẽ khiến chính quyền của ông Trump một lần nữa thất bại.

Nếu Mỹ và Hàn Quốc muốn Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, thì họ phải đảm bảo an ninh và sự sống còn cho chính quyền Bình Nhưỡng. Theo giới quan sát tích cực, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều đã đặt nền móng cho tiến trình này, bao gồm cả phi hạt nhân hóa và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Do đó, yếu tố then chốt mà các nhà quan sát chờ đợi là hành động tiếp theo của cả nhà lãnh đạo Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên để bắt tay vào thực hiện tiến trình này.

Theo Hoàng Lê

VOV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm