Đột nhập đường hầm buôn lậu ở Gaza
(Dân trí) - Hệ thống hàng trăm đường hầm dưới lòng đất từ Gaza nam tiến vào Ai Cập, với trung tâm là ở thị trấn Rafah gần như là con đường duy nhất hàng hóa được tiếp cận với người dân trên lãnh thổ nhỏ bé này từ năm 2002.
Phóng viên ảnh Richard Mosse đã có cơ hội xuống một trong hàng trăm đường hầm này để cho thấy dòng hàng hóa chảy vào mảnh đất ven biển nhỏ bé Gaza như thế nào kể từ khi vùng đất nằm dưới quản lý của Hamas và bị Israel phong tỏa cả biên giới trên bộ lẫn trên biển.
Hàng loạt sản phẩm đa dạng được chuyển qua các đường hầm, từ đồ gỗ cho tới thực phẩm, đồ bếp và cả gia súc.
Đường hầm cũng rất đa dạng về kích thước, chủng loại. Một số chỉ là những đường hầm nhỏ bẩn thỉu, dễ sập; một số lại có những lối đi rộng, được gia cố bằng gỗ.
Một số phần tử buôn lậu dùng thùng tái chế này để chuyển hàng hóa qua hầm.
Một cảnh sát Hamas “trưng” chuyến hàng vừa mới từ Ai Cập đến.
Máy phát điện được dùng cho các ròng rọc kéo xe trượt qua đường hầm.
Máy đào đất chuyển đất ra khỏi một đường hầm mới. Trong cuộc tấn công kéo dài ba tuần hồi tháng 1/20009, Israel đã phá hủy hầu hết các đường hầm. Nhưng hàng trăm đường hầm khác lại được xây dựng lại kể từ đó đến nay.
Những tấm bọt biển mới được tuồn về tại cửa một đường hầm được gia cố bằng xi măng. Hơn 100 người Palestine đã thiệt mạng khi làm việc bên trong hoặc khi đào đường hầm.
Những người buôn lậu dùng điện thoại để liên lạc với những người điều khiển xe trượt và ròng rọc dưới lòng đất.
Những người buôn lậu dùng điện thoại để liên lạc với những người điều khiển xe trượt và ròng rọc dưới lòng đất.
Hệ thống điện thoại và điện của đường hầm được biến hóa đa dạng.
Bánh qui sô cô la hiệu Rocky được tuồn lậu vào Gaza.
Xây dựng đường hầm buôn lậu cũng là một ngành phát triển. Rất nhiều cửa hàng ở Rafah chuyên bán xẻng, dây thừng, ròng rọc để đào đường hầm.
Cừu đang nghỉ ngơi trước chuyến đi tới Ai Cập. Một trong những đường hầm có mặt nghiêng, dốc để di chuyển cừu, bò, lừa qua đường hầm dễ hơn.
Bên trên một đường hầm. Israel còn nghi ngờ những đường hầm ở Gaza được dùng để tuồn lậu vũ khí.
Bụi bẩn do đào hầm có thể nhìn thấy rõ ở Gaza. Những người buôn lậu cho biết họ không còn lựa chọn nào khác khi bị Israel phong tỏa. “Thậm chí nếu Israel phá hủy hết các đường hầm, tôi chắc chúng sẽ lại tiếp tục được đào lại”, một chủ cửa hàng ở Rafah cho hay.
Phan Anh
Theo Time