Đại sứ Đan Mạch: Việt Nam nên đầu tư mạnh cho giáo dục
(Dân trí) - Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Dân Trí trước khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm công tác tại Việt Nam, Đại sứ Đan Mạch John Nielsen đã chia sẻ những lời khuyên chân thành cho Việt Nam với tư cách là một người yêu mến mảnh đất này sau một thời gian dài gắn bó.
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam John Nielsen sẽ kết thúc nhiệm kỳ 5 năm vào tháng 6 tới
Kể từ khi ông đảm nhận cương vị Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam vào năm 2010, mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển ra sao?
Đan Mạch đã tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam, với kim ngạch song phương tăng hơn 100% trong 5 năm qua. Chúng tôi cũng cố gắng đưa các công ty thương mại lớn của Đan Mạch tới Việt Nam. Cùng lúc đó, Đan Mạch là quốc gia hỗ trợ ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam trong khối EU.
Một dấu mốc then chốt là hai nước đã ký kết quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2013. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Việt Nam-Đan Mạch đã phát triển từ mối quan hệ ODA sang quan hệ thương mại và chính trị mạnh mẽ. Chúng tôi tăng cường quan hệ thương mại nhưng cũng phát triển quan hệ chính trị với Việt Nam.
Tôi cũng muốn đề cập tới các lĩnh vực khác như thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Đan Mạch. Chúng tôi đã trợ giúp kinh phí cho hơn 100 nghệ sĩ, các nhóm và các tổ chức văn hóa thực hiện các hoạt động khác nhau. Chúng tôi cũng hỗ trợ tổ chức thành công lễ hội âm nhạc quốc tế "Gió mùa" vào năm ngoái và dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ trong năm nay.
Về cá nhân, tôi là đồng sáng lập Cuộc đua Marathon đường núi Việt Nam và tôi đã tham gia thi chạy marathon ở Sa Pa trong 3 năm qua. Chúng tôi tập trung vào việc nâng cao tinh thần, sức khỏe của người dân, giúp họ hiểu được làm thế để tăng cường sức khỏe bằng cách luyện tập thể thao. Đối với tôi điều đó rất quan trọng vì chúng tôi không chỉ tăng cường quan hệ kinh tế và ngoại giao mà cũng có nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.
Theo ông, quan hệ Việt Nam-Đan Mạch còn những lĩnh vực gì có tiềm năng lớn mà hai nước có thể thúc đẩy mạnh mẽ trong tương lai?
Tôi cho rằng quan hệ Việt Nam-Đan Mạch còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác tương xứng và sự hợp tác giữa hai nước sẽ phát triển trong những năm tới, đặc biệt lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp. Việt Nam muốn được công nhận là nền kinh tế thị trường thì Việt Nam cần đảm bảo chất lượng thực phẩm vì điều này không chỉ tốt cho người dân trong nước mà còn tốt cho xuất khẩu.
Một lĩnh vực khác là tăng trưởng sạch, công nghệ sạch. Các công ty của Đan Mạch có thể giúp Việt Nam để xây dựng nền kinh tế sạch hơn. Điều này rất quan trọng và cần thiết đối với Việt Nam trong tương lai. Tôi đã ở đây 5 năm rồi và tôi thấy chất lượng không khí bị ô nhiễm tại Hà Nội. Chất lượng không khí đã thay đổi qua thời gian và các bạn không thể tiếp tục như vậy trong 5 hay 10 năm tới. Vì vậy, các bạn cần tập trung vào việc có thêm công nghệ sạch trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Năng lượng gió cũng là một lĩnh vực quan trọng vì Việt Nam rất có tiềm năng tại các thành phố lớn ở miền trung và miền nam Việt Nam. Các khu vực của Việt Nam cũng có năng lượng gió nhờ bờ biển.
Giáo dục là một lĩnh vực mà hai bên hai đang phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức của cả hai nước. Đây là một lĩnh vực mà Việt Nam phải làm điều gì đó trong tương lai để phát triển hệ thống giáo dục ở nhiều cấp độ.
Đan Mạch đã tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam, với kim ngạch song phương tăng hơn 100% trong 5 năm qua. Chúng tôi cũng cố gắng đưa các công ty thương mại lớn của Đan Mạch tới Việt Nam. Cùng lúc đó, Đan Mạch là quốc gia hỗ trợ ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam trong khối EU.
Một dấu mốc then chốt là hai nước đã ký kết quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2013. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Việt Nam-Đan Mạch đã phát triển từ mối quan hệ ODA sang quan hệ thương mại và chính trị mạnh mẽ. Chúng tôi tăng cường quan hệ thương mại nhưng cũng phát triển quan hệ chính trị với Việt Nam.
Tôi cũng muốn đề cập tới các lĩnh vực khác như thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Đan Mạch. Chúng tôi đã trợ giúp kinh phí cho hơn 100 nghệ sĩ, các nhóm và các tổ chức văn hóa thực hiện các hoạt động khác nhau. Chúng tôi cũng hỗ trợ tổ chức thành công lễ hội âm nhạc quốc tế "Gió mùa" vào năm ngoái và dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ trong năm nay.
Về cá nhân, tôi là đồng sáng lập Cuộc đua Marathon đường núi Việt Nam và tôi đã tham gia thi chạy marathon ở Sa Pa trong 3 năm qua. Chúng tôi tập trung vào việc nâng cao tinh thần, sức khỏe của người dân, giúp họ hiểu được làm thế để tăng cường sức khỏe bằng cách luyện tập thể thao. Đối với tôi điều đó rất quan trọng vì chúng tôi không chỉ tăng cường quan hệ kinh tế và ngoại giao mà cũng có nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và thể thao.
Theo ông, quan hệ Việt Nam-Đan Mạch còn những lĩnh vực gì có tiềm năng lớn mà hai nước có thể thúc đẩy mạnh mẽ trong tương lai?
Theo Đại sứ quán Đan Mạch, trong năm 2014-2015, Đan Mạch giải ngân 90 triệu USD hỗ trợ phát triển cho Việt Nam. Lĩnh vực hỗ trợ chính của Đan Mạch dành cho Việt Nam bao gồm tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nước sạch và vệ sinh, văn hóa, và các hoạt động quản trị công.
Kể từ năm 1994, Đan Mạch đã hỗ trợ Việt Nam trên 1,3 tỷ USD. Cho đến nay, Đan Mạch là nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất trong số các nước thành viên châu Âu tại Việt Nam, chiếm gần 25% tổng số vốn không hoàn lại của toàn bộ các nước cộng đồng châu Âu. |
Một lĩnh vực khác là tăng trưởng sạch, công nghệ sạch. Các công ty của Đan Mạch có thể giúp Việt Nam để xây dựng nền kinh tế sạch hơn. Điều này rất quan trọng và cần thiết đối với Việt Nam trong tương lai. Tôi đã ở đây 5 năm rồi và tôi thấy chất lượng không khí bị ô nhiễm tại Hà Nội. Chất lượng không khí đã thay đổi qua thời gian và các bạn không thể tiếp tục như vậy trong 5 hay 10 năm tới. Vì vậy, các bạn cần tập trung vào việc có thêm công nghệ sạch trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Năng lượng gió cũng là một lĩnh vực quan trọng vì Việt Nam rất có tiềm năng tại các thành phố lớn ở miền trung và miền nam Việt Nam. Các khu vực của Việt Nam cũng có năng lượng gió nhờ bờ biển.
Giáo dục là một lĩnh vực mà hai bên hai đang phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức của cả hai nước. Đây là một lĩnh vực mà Việt Nam phải làm điều gì đó trong tương lai để phát triển hệ thống giáo dục ở nhiều cấp độ.
Đại sứ John Nielsen tham gia cuộc thi marathon tại Sapa
Ông có cảm nhận gì về Việt Nam sau 5 năm sinh sống tại đây?
Tôi nghĩ Việt Nam đang phát triển đúng hướng. Trong 5 năm qua, Việt Nam đã trải qua khủng hoảng kinh tế nhưng giờ đây đang tăng trưởng trở lại. Tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ tăng lên và các bạn đang mở cửa thị trường, tôi nghĩ Việt Nam có tiềm năng để tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Chính phủ Việt Nam đang dần dần mở cửa nền kinh tế hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Đó là điều tôi dễ thấy sự thay đổi trong 5 năm qua. Tôi không nói là nhanh nhưng dần dần.
Một trong những thay đổi lớn lao mà tôi cũng nhìn thấy là việc sử dụng mạng xã hội. Khi tôi mới đến đây mạng xã hội còn xa lạ, nhưng giờ đây có tới 40% người dân Việt Nam sử dụng nó. Với tôi, đây là một cách nhằm tăng cường sự kết nối giữa người dân và chính trị. Tôi gặp họ không nhiều nhưng qua mạng xã hội họ biết chúng tôi hoạt động ra sao, làm gì và chúng tôi có thể kết nối với họ.
Ông có thể kể về những kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông tại Việt Nam?
Tôi có rất nhiều kỷ niệm trong 5 qua, ở mọi khía cạnh. Chuyến thăm của Thủ tướng Đan Mạch vào năm 2012 đã mở đường cho việc nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác toàn diện và chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Đan Mạch vào năm 2013.
Tôi còn có nhiều hoạt động đáng nhớ khác như sự kiện Giờ trái đất, những chuyến thăm tới thăm các trường đại học, trung học để nói với các sinh viên về những điều họ có thể làm để chống lại sạu biến đổi khí hậu. Tôi cũng rất nhớ chuyến thăm của cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Đan Mạch Peter Schmeichel, người được đón tiếp như một ngôi sao nhạc rock khi tới Việt Nam năm 2013. Và cả những lần tham gia Cuộc đua Marathon đường núi Việt Nam... Đúng là rất nhiều kỷ niệm.
Chúng tôi không chỉ có sự gắn kết về kinh tế và chính trị mà còn tăng cường kết nối với người dân, đó là lý do chúng tôi tham gia vào thể thao, bóng đá, văn hóa, các cuộc thi chạy, các hoạt động gặp gỡ các sinh viên.
Tôi thực sự thích cuộc sống ở đây. Người Việt Nam rất thân thiện. Các bạn có một đất nước tươi đẹp và cần phải quan tâm tới nó.
Ông sẽ làm gì để tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Đan Mạch sau khi hết nhiệm kỳ?
Có một số điều mà tôi muốn làm vì như tôi đã nói là có tôi đã có nhiều kỷ niệm ở đây và coi nơi đây như nhà mình, vì thế không dễ dàng gì để rời ngôi nhà của chính mình. Tôi mới chỉ đến thăm 45 tỉnh thành của Việt Nam và còn 15 tỉnh nữa tôi chưa đến. Vì vậy tôi sẽ trở lại và gặp gỡ mọi người. Nếu tôi có cơ hội chắc chắn tôi sẽ quay trở lại. Nếu có cơ hội, tôi cũng sẽ quảng bá cho Việt Nam. 5 năm qua là một khoảng thời gian tuyệt vời.
Với tư cách là một người có thời gian dài gắn bó với Việt Nam, ông có lời khuyên gì cho Việt Nam?
Tôi cho rằng các bạn phải quan tâm tới môi trường. 5 năm qua, tôi nhận thấy ô nhiễm không khí tại Hà Nội gia tăng, và không chỉ tại Hà Nội mà còn ở các thành phố khác. Các bạn phải quan tâm tới các con sông vì nhiều nơi bị ô nhiễm. Về lâu dài, nếu các bạn không quan tâm tới môi trường, các bạn sẽ đối mặt với nhiều vấn đề và sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng.
Việt Nam nên đầu tư mạnh cho giáo dục. Theo tôi, các bạn cần tập trung đẩy mạnh và mở cửa giáo dục ở mọi cấp độ và đó là cách thức để Việt Nam phát triển. Đây là một vấn đề lớn và Việt Nam có thể phải mất một thời gian dài mới có được hệ thống giáo dục chất lượng tốt. Các bạn phải bắt đầu từ ngay bây giờ vì có thể phải mất 15 năm mới đạt được chất lượng giáo dục ngang với nhiều nước khác.
Chất lượng giáo dục của Việt Nam chưa ngang bằng thậm chí với các quốc gia trong khu vực và trong tương lai các bạn cần đầu tư nhiều. Các bạn nên thay đổi hệ thống giáo dục, thay đổi cách thức dạy học và đào tạo.
Một điều quan trọng là khi nền kinh tế thay đổi thì đòi hỏi cũng phải thay đổi cơ chế quản lý và tổ chức hệ thống giáo dục, nếu không sẽ không còn phù hợp.
Trân trọng cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn!
Tôi nghĩ Việt Nam đang phát triển đúng hướng. Trong 5 năm qua, Việt Nam đã trải qua khủng hoảng kinh tế nhưng giờ đây đang tăng trưởng trở lại. Tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ tăng lên và các bạn đang mở cửa thị trường, tôi nghĩ Việt Nam có tiềm năng để tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Chính phủ Việt Nam đang dần dần mở cửa nền kinh tế hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Đó là điều tôi dễ thấy sự thay đổi trong 5 năm qua. Tôi không nói là nhanh nhưng dần dần.
Một trong những thay đổi lớn lao mà tôi cũng nhìn thấy là việc sử dụng mạng xã hội. Khi tôi mới đến đây mạng xã hội còn xa lạ, nhưng giờ đây có tới 40% người dân Việt Nam sử dụng nó. Với tôi, đây là một cách nhằm tăng cường sự kết nối giữa người dân và chính trị. Tôi gặp họ không nhiều nhưng qua mạng xã hội họ biết chúng tôi hoạt động ra sao, làm gì và chúng tôi có thể kết nối với họ.
Ông có thể kể về những kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông tại Việt Nam?
Tôi có rất nhiều kỷ niệm trong 5 qua, ở mọi khía cạnh. Chuyến thăm của Thủ tướng Đan Mạch vào năm 2012 đã mở đường cho việc nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác toàn diện và chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Đan Mạch vào năm 2013.
Tôi còn có nhiều hoạt động đáng nhớ khác như sự kiện Giờ trái đất, những chuyến thăm tới thăm các trường đại học, trung học để nói với các sinh viên về những điều họ có thể làm để chống lại sạu biến đổi khí hậu. Tôi cũng rất nhớ chuyến thăm của cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Đan Mạch Peter Schmeichel, người được đón tiếp như một ngôi sao nhạc rock khi tới Việt Nam năm 2013. Và cả những lần tham gia Cuộc đua Marathon đường núi Việt Nam... Đúng là rất nhiều kỷ niệm.
Chúng tôi không chỉ có sự gắn kết về kinh tế và chính trị mà còn tăng cường kết nối với người dân, đó là lý do chúng tôi tham gia vào thể thao, bóng đá, văn hóa, các cuộc thi chạy, các hoạt động gặp gỡ các sinh viên.
Tôi thực sự thích cuộc sống ở đây. Người Việt Nam rất thân thiện. Các bạn có một đất nước tươi đẹp và cần phải quan tâm tới nó.
Ông sẽ làm gì để tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Đan Mạch sau khi hết nhiệm kỳ?
Có một số điều mà tôi muốn làm vì như tôi đã nói là có tôi đã có nhiều kỷ niệm ở đây và coi nơi đây như nhà mình, vì thế không dễ dàng gì để rời ngôi nhà của chính mình. Tôi mới chỉ đến thăm 45 tỉnh thành của Việt Nam và còn 15 tỉnh nữa tôi chưa đến. Vì vậy tôi sẽ trở lại và gặp gỡ mọi người. Nếu tôi có cơ hội chắc chắn tôi sẽ quay trở lại. Nếu có cơ hội, tôi cũng sẽ quảng bá cho Việt Nam. 5 năm qua là một khoảng thời gian tuyệt vời.
Với tư cách là một người có thời gian dài gắn bó với Việt Nam, ông có lời khuyên gì cho Việt Nam?
Tôi cho rằng các bạn phải quan tâm tới môi trường. 5 năm qua, tôi nhận thấy ô nhiễm không khí tại Hà Nội gia tăng, và không chỉ tại Hà Nội mà còn ở các thành phố khác. Các bạn phải quan tâm tới các con sông vì nhiều nơi bị ô nhiễm. Về lâu dài, nếu các bạn không quan tâm tới môi trường, các bạn sẽ đối mặt với nhiều vấn đề và sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng.
Việt Nam nên đầu tư mạnh cho giáo dục. Theo tôi, các bạn cần tập trung đẩy mạnh và mở cửa giáo dục ở mọi cấp độ và đó là cách thức để Việt Nam phát triển. Đây là một vấn đề lớn và Việt Nam có thể phải mất một thời gian dài mới có được hệ thống giáo dục chất lượng tốt. Các bạn phải bắt đầu từ ngay bây giờ vì có thể phải mất 15 năm mới đạt được chất lượng giáo dục ngang với nhiều nước khác.
Chất lượng giáo dục của Việt Nam chưa ngang bằng thậm chí với các quốc gia trong khu vực và trong tương lai các bạn cần đầu tư nhiều. Các bạn nên thay đổi hệ thống giáo dục, thay đổi cách thức dạy học và đào tạo.
Một điều quan trọng là khi nền kinh tế thay đổi thì đòi hỏi cũng phải thay đổi cơ chế quản lý và tổ chức hệ thống giáo dục, nếu không sẽ không còn phù hợp.
Trân trọng cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn!
An Bình