1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Đại quân của Napoleon tan rã vì chấy

Một nghiên cứu của Pháp mới đây chỉ ra rằng chính những con chấy, chứ không phải thời tiết giá lạnh, là thủ phạm phá tan đại quân của Napoleon trong cuộc viễn chinh sang Nga vào đầu thế kỷ 19.

Năm 1812, đại quân của Napoleon và Sa hoàng Alexander I của người Cossacks kịch chiến ở Moscow. Quân đội Pháp sau đó phải rút sang Vilnius, Litva và bị chết rất nhiều ở đó.

 

Năm 2001, người ta đã đào được 1.700 bộ hài cốt trong một ngôi mộ tập thể lớn. Và kết quả nghiên cứu của Trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS), không phải khí hậu hay bệnh tật là nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân Napoleon, mà thủ phạm chính là chấy.

 

Sau khi ngôi một nói trên được khai quật, các mẫu đất, răng và da của các binh sĩ thuộc đại binh Napoleon cho thấy họ đã phải chịu đựng những căn bệnh do chấy rận mang đến, khiến hầu hết trong số họ phải bỏ mạng. Có đến một phần ba số bộ hài cốt được đưa ra phân tích đã bị nhiễm các bệnh tật liên quan đến chấy. Chính loại ký sinh trùng này cùng khí hậu khắc nghiệt và sự mệt mỏi đã tiêu diệt các binh sĩ.

 

Chấy là loài vật có thể truyền nhiều loại bệnh do vi khuẩn gây ra cho người, gây sốt hồi quy, sốt typhus. Những nghiên cứu khoa học sau này chỉ ra rằng một vài bệnh thời đó có liên quan đến sự truyền nhiễm mà chấy là vật trung gian.

 

Các nhà nghiên cứu thuộc CNRS, theo những cách riêng rẽ, đã đi đến kết luận: "Chúng tôi xác định được những phần cơ thể của 5 con chấy mang 3 loại vi khuẩn khác nhau", nhà nghiên cứu Olivier Dutour cho biết, và nói thêm rằng điều đó chứng tỏ chấy có thể đã là kể truyền các loại bệnh. Ngoài ra, dấu vết của các vi khuẩn nói trên cũng được tìm thấy trên răng của 35 hài cốt binh sĩ Pháp.

 

Những bằng chứng trên có thể chỉ ra rằng chính chấy là thủ phạm quan trọng nhất khiến Napoleon phải rút khỏi Nga, mang theo những tàn quân của một đội ngũ từng lừng danh một thời.

 

Napoleon xâm lấn Nga vào năm 1812, bất chấp sự tồn tại của hiệp ước hòa bình ký trước đó 5 năm với Sa hoàng Alexander I. Trước đó, mối quan hệ Nga - Pháp đã không còn êm đẹp. Đầu thế kỷ 19, Nga ra mặt ủng hộ Anh và khi Napoleon đề nghị Sa hoàng giúp ông ra đòn quyết định với người Anh, Sa hoàng từ chối.

 

Thế rồi được sự hậu thuẫn của đồng minh Italy, Áo và Đức, Napoleon xâm chiếm nước Nga. Đội quân viễn chinh này đông tới 600.000 người, con số lớn nhất ở châu Âu tính đến thời điểm đó.

 

Trước một đội quân đông đảo như thế, quân đội Nga đã dùng chiến lược tiêu thổ. Không tham gia vào các trận chiến, đội quân của Sa hoàng chọn cách rút lui từng bước nhường chỗ cho quân Pháp tiến công. Khi Napoleon vào đến Moscow, cả thành phố đã bị thiêu trụi và vị Hoàng đế Pháp không còn cách nào khác là phải rút ra.

 

Đang trong tình thế khó khăn thì mùa đông lại ập đến với đoàn quân của Hoàng đế bách chiến bách thắng. Cuộc lui binh lần đó quả là khốc liệt và thảm thương, chỉ còn vài nghìn quân sĩ sống sót.

 

Họa vô đơn chí, bọn chấy tấn công quân của Napoleon đúng vào lúc phía Nga mở chiến dịch phản công. Và đội quân ký sinh trùng này đã gây tác động rõ ràng trong cái chết của nhiều quân nhân, trong điều kiện vệ sinh kém ở chiến trường.

 

Theo T. Huyền

Vnexpress/Actualité en France