1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac qua đời

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac qua đời ở tuổi 86, thông tin được nhiều hãng tin quốc tế đăng tải ngày 26.9.

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac qua đời ở tuổi 86, thông tin được nhiều hãng tin quốc tế đăng tải ngày 26.9.

AFP cho hay, ông Jacques Chirac - nhà lãnh đạo Pháp từ năm 1995 đến 2007 qua đời hôm thứ Năm (26.9).

Tổng thống thứ 22 của nước Cộng hòa Pháp qua đời ở tuổi 86, con trai ông Federic Salat-Baroux xác nhận thông tin với truyền thông địa phương. Cựu Tổng thống Pháp đã phải nhập viện nhiều lần trong mười năm qua do vấn đề về phổi, theo Independent. 

The Guardian cho biết, trong nhiều năm, cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac mắc chứng mất trí nhớ được cho là có liên quan tới một dạng bệnh Alzheimer hoặc một đột quỵ nhỏ mà ông gặp khi còn tại nhiệm. 

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac qua đời - 1

Ông Jacques Chirac trong chuyến thăm Berlin năm 2007. Ảnh: Getty Images

Ông Chirac đảm nhận cương vị lãnh đạo Pháp từ năm 1995 đến 2007 - một trong những sự nghiệp chính trị liên tục kéo dài nhất ở Châu Âu với 2 lần là tổng thống, 2 lần làm thủ tướng và 18 năm làm thị trưởng Paris.

Ông Chirac giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp ngày 7.5.1995 và tái đắc cử năm 2002, theo RT. Sputnik cho biết, ông Chirac là thị trưởng Paris từ năm 1977 đến 1995.

Tờ The Guardian nhận định, ông Chirac được cộng đồng quốc tế nhớ tới bởi vai trò dẫn đầu của Pháp trong việc phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược Iraq năm 2003 do Mỹ tiến hành. 

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac qua đời - 2

Ông Jacques Chirac trao đổi với ông George W. Bush, bên cạnh là ông Tony Blair (phải) tại hội nghị thượng đỉnh G8 năm 2005. Ảnh: AP

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac qua đời - 3

Ông Jacques Chirac và Angela Merkel sau cuộc hội đàm tại Meseberg tháng 2.2007. Ảnh: AFP/Getty Images

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac qua đời - 4

Ông Jacques Chirac và bà Margaret Thatcher tại Paris năm 1975. Ảnh: The Guardian.

Theo Thanh HàLao động