1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Cuộc vật lộn của tách trà trong thế kỷ 21

(Dân trí) - Từ Bắc Kinh cho đến Tokyo, Seoul, Hồng Kông và Đài Bắc, cuộc sống hối hả hiện đại đã khiến giới trẻ châu Á không mảy may có hứng thưởng thức cái thú uống trà tao nhã của ông cha, cái thú mà theo họ phải chờ ít nhất tới 10 phút mới được tận hưởng.

“Tôi không có thời gian và hứng thú với việc uống trà”, Becca Liu, cô gái đã tốt nghiệp đại học 25 tuổi ở Đài Bắc, cho biết. “Tôi tò mò về cách pha café hơn”.

 

Để lưu giữ văn hóa uống trà một thời từng là thú thanh tao ở châu Á, những người yêu uống trà đang cố gắng “tân trang” cho tách trà ngày xưa bằng một diện mạo mới, để đánh vào vào thị hiếu của giới trẻ. Kết quả, những người thưởng thức đang xì xụp uống những cốc nước có hương vị trà nhân tạo chứ không phải là nhâm nhi một tách trà thực thụ.

 

Cuộc vật lộn của tách trà trong thế kỷ 21  - 1

Giới trẻ thường gọi trà truyền thống là "đồ uống của người già"

Chuyên gia về trà Yang Hai-chuan đã bán những túi có chứa cả chè ô long và lá chè xanh ở nhiều phòng trà khắp Đài Bắc, quảng cáo chúng là thứ đồ uống thơm ngon, chữa ưu phiền.

 

“Giờ đây ngày càng ít người uống trả, bởi không có ai lưu giữ văn hóa uống trà”, Yang nói. Hiện Yang đang dạy cách pha trà cho một nhóm học viên, trong đó có Liu. Dĩ nhiên, cô tham gia khóa học này chủ yếu là để học cách pha café. “Thực chất là không có ai phát triển, khuyến khích văn hóa đó”.

 

Cuộc vật lộn của tách trà trong thế kỷ 21  - 2

Cách pha trà truyền thống cũng đang dần mai một.

Những túi trà của Yang được xem như là một loại trà “tăng lực”, đánh vào thị hiếu của giới trẻ, luôn khát khao cái mới và luôn ngầm định rằng trà có lợi cho sức khỏe.

 

Tại Nhật, trà giảm béo cũng đang chiếm lĩnh được cảm tình của giới trẻ nước này. Trong khi đó tại Hàn Quốc một loại trà có tên gọi “17 Tea” (Trà 17), chữa được nhiều bệnh cũng đang được ưa chuộng.

 

Trà đã biến sắc?

 

Theo một truyền thuyết của người Trung Quốc, trà được Viêm Đế phát hiện vào khoảng 5.000 năm trước, khi ông đang nhấp một bát nước nóng thì một ngọn gió thổi các nhánh chè rơi vào trong bát. Và từ đó chè trở thành một thứ đồ uống, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cũng như ẩm thực của châu Á. Vào thế kỷ 17 thú uống trà còn lan rộng sang cả châu Âu.

 

Các buổi lễ pha trà trang trọng và cầu kỳ trước kia dần dần biến mất khắp bắc Á. Tuy nhiên, những người uống trà theo kiểu truyền thống vẫn “nói không” với những túi trà “ăn liền” của phương Tây và trung thành với truyền thống pha trà bằng ấm đất và nước đun sôi. Với người già ở Đài Loan, họ có thể ngồi nhiều giờ để tranh cãi về loại trà và nhiệt độ thích hợp để pha trà.

 

 

Cuộc vật lộn của tách trà trong thế kỷ 21  - 3

Đồ uống của một cặp đôi ở Seoul, Hàn Quốc.

 

Nhưng với giới trẻ Đài Loan, họ không mảy may quan tâm đến. Họ thích trà đóng hộp, trà bột, đồ uống có ga và café hơn. Họ gọi trà truyền thống là “đồ uống của người già”. “Bọn trẻ không muốn đi theo truyền thống, vì vậy trong tương lai, trà sẽ bị lãng quên”, Wang Cheng-long, một người bán trà lâu năm ở Đài Loan phàn nàn.

 

Còn Minoru Takano, Giám đốc Hiệp hội sản xuất trà Nhật Bản, cũng phải thú nhận trà tẩm hương vị đóng hộp có thể giúp lôi kéo được người uống ở Nhật. “Nhưng chúng tôi lo ngại rằng văn hóa uống trà sẽ bị những đồ uống như thế này làm mai một đi”, Takano nói. “Chúng tôi đang cố gắng khuyến khích mọi người pha trà bằng ấm. Có những quán trà thậm chí còn chẳng có lấy một cái ấm nào. Chúng tôi sợ rằng truyền thống và văn hóa này sẽ biến mất”.

 

Nguyên Hạ

Theo Reuters