1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cuộc sống ở những nơi giá lạnh nhất thế giới

(Dân trí) - Trong khi mùa đông khắc nghiệt ở một số vùng châu Ấu, châu Á và Mỹ khiến cuộc sống thường nhật của hàng triệu người gần như bị tê cứng, nhưng ở những nơi lạnh giá là chuyện “cơm bữa” người dân vẫn có cách chung sống với nó.



Cuộc sống ở những nơi giá lạnh nhất thế giới - 1
Chào mừng tới Yakutsk!

Tại Cộng hoà Sakha thuộc đông bắc Nga, làng Oymyakon, có nghĩa là “nước không đóng băng”, thường được mệnh danh là nơi có người ở lạnh nhất trái đất. Nằm trên khu vực mang tên “Vòng tròn chết chóc” của Siberia, Oymyakon “tự hào” có nhiệt độ trung bình vào mùa đông là -45o C và với nhiệt độ rớt xuống kỷ lục tới -71,2o C.

 

Mặc dù vậy Oymyakon vẫn có hàng trăm người sinh sống và gần đây làng mới có một khách sạn, nhưng không có nước nóng và nhà vệ sinh vẫn “lộ thiên”.

 
Cuộc sống ở những nơi giá lạnh nhất thế giới - 2
Giá lạnh đang làm tê liệt châu Âu.
 

Trong khi ở Tây Âu, những đợt tuyết rơi thường khiến các trường học đóng cửa trong nhiều ngày, thì trường ở Oymyakon chỉ nghỉ học khi nhiệt độ rớt xuống -52o C. Đặc biệt, trường mới chỉ có một nhà vệ sinh trong nhà kể từ năm 2008.

 

Hầu hết mọi nhà ở Oymyakon vẫn đốt củi và than để sưởi ấm và tận hưởng rất ít tiện ích hiện đại. Thậm chí nếu khu vực được phủ sóng, điện thoại di động cũng không thể hoạt động được trong cái lạnh khủng khiếp đó.

 

“Không đeo kính”

 

Oymyakon nằm cách trung tâm dân cư gần nhất, Yakutsk, 3 giờ lái xe. Yakutsk là thủ phủ của Sakha và có lẽ không có gì ngạc nhiên khi nơi đây là thành phố lạnh giá nhất thế giới.

 

Những nơi lạnh kỷ lục:

Vostok, Nam Cực: -89.2C
Oymyakon, Nga: -71.1C
Verkhoyansk, Nga: -67.7C
Snag, Yukon, Canada: -63C
Prospect Creek, Alaska, Mỹ: -62.1C
Tuy nhiên thành phố vẫn xoay xở để hoạt động, vẫn có 2 sân bay, 1 trường đại học và nhiều trường học, rạp chiếu phim, bảo tàng. Được biết người dân ở đây để xe của họ chạy suốt cả ngày và cảnh báo du khách không được đeo kính khi ở bên ngoài, bởi kính có thể đóng băng trên mặt họ.

 

Yakutsk nằm trên bờ phía tây của sông Lena, nhưng mùa đông khắc nghiệt đến nỗi dòng sông có thể đóng băng đủ dày để xe cộ đi thẳng sang sông mà không cần chiếc cầu nào.

 

Bên kia bán cầu tây, cái lạnh cóng cũng “trường tồn” ở nhiều thành phố, thị trấn. Tại Mỹ, International Falls ở Minnesota, và Fraser, Colorado có nhiệt độ trung bình vào khoảng từ 0-2o C và 2 nơi này suốt nhiều năm giành giật nhau danh hiệu “Hộp băng của đất nước”. Cuộc chiến sau đó phải mang ra toà giải quyết, với danh hiệu được trao cho International Falls.
 
 
Cuộc sống ở những nơi giá lạnh nhất thế giới - 3
Nhiều người tận hưởng vui chơi trong giá lạnh.
 

Trong hai nơi này, International Falls có nhiệt độ thấp kỷ lục là -40o C vào năm 1967. Không “chê bai” cái giá lạnh “trời phú”, thành phố hàng năm đều tổ chức lễ hội giá lạnh kéo dài 4 ngày, gồm nhiều sự kiện như chơi bowling bằng gà tây đóng băng, tạc tượng tuyết…

 

Du lịch là ngành sinh lợi nhuận lớn thứ hai của thành phố và đây được xem là “sản phẩm phụ” của cái giá lạnh. Tương tự, làng Jukkasjarvi ở Thuỵ Điển cũng không hề “ngủ vùi” trong cái giá lạnh quanh năm, tự hào có khách sạn băng lớn nhất thế giới.

 

Cuộc sống ở những nơi giá lạnh nhất thế giới - 4
Thử sức chịu đựng trong giá rét.
Danh hiệu nơi giá lạnh nhất và ổn định nhất ở Mỹ được trao cho thị trấn Stanley ở Idaho. Từ năm 1995-2005 thị trấn có số ngày lạnh giá nhất kỷ lục. Vào mùa hè, khoảng 100 cư dân nơi đây thường đi leo núi, câu cá, nhưng vào mùa đông, hoạt động ngoài trời của họ chỉ bó hẹp trong chạy xe trên tuyết và trượt tuyết.

 

Tại châu Âu, Scandinavia phải sống trong điều kiện thời tiết lạnh giá nhất. Nhưng nơi này có đầy đủ điều kiện để đương đầu với cái giá lạnh đó.

 

Tại nhiều nước châu Âu khác, trong đó có Na Uy, xe cộ bắt buộc phải sử dụng bánh xe dùng cho mùa đông. Trong khi đó, tại Anh, mặc dù không có luật nào, nhưng trong thời tiết mùa đông, lái xe được khuyên dùng xe riêng chỉ trong những chuyến đi quan trọng.

 

Phan Anh

Theo BBC