1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Chuyên gia Mỹ: Lập khiên chống trời cũng thua tên lửa Nga

Chuyên gia Mỹ “dội gáo nước lạnh” vào quyết tâm của Lầu Năm Góc với bình luận, lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Âu bất lực trước tên lửa Nga.

Mỹ triển khai đồng loạt các hệ thống đánh chặn ở châu Âu

Vừa qua, Mỹ đã liên tiếp triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của mình ở Romania (tháng 12-2015) và sắp tới sẽ là Ba Lan. Đồng thời, Washington cũng tăng cường lá chắn phòng thủ tên lửa trên biển tới châu Âu với các tàu khu trục và tuần dương hạm Aegis.

Về vấn đề này, Bộ ngoại giao Nga thông báo, việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Romania là hoạt động bị cấm bởi Hiệp ước về giải trừ tên lửa tầm trung và tầm gần.

Trong báo cáo tổng quan hoạt động đối ngoại của Liên bang Nga năm 2015 do Bộ Ngoại giao soạn thảo, được đưa ra vào ngày 27-4 vừa qua đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước việc Mỹ bố trí cơ sở phòng thủ tên lửa trên đất liền ở Romania trong tháng 12-2015 và sắp tới là ở Ba Lan.

Mỹ đã công bố rằng, các yếu tố của một hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ đặt tại căn cứ Romania là Deveselu sẽ được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2016. Đây là cơ sở phòng thủ tên lửa đầu tiên của Mỹ ở Đông Âu, cơ sở tương tự thứ hai dự kiến sẽ được mở ở Ba Lan vào năm 2018.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, đó là hành động bị cấm trong các điều khoản của Hiệp ước về giải trừ tên lửa (Hiệp ước INF). Việc Lầu Năm Góc sử dụng các mục tiêu tên lửa và máy bay tấn công không người lái cũng vi phạm các điều khoản trong hiệp định đó.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rằng, việc triển khai các bệ phóng trên đất liền của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ tại Romania là hành vi vi phạm trực tiếp Hiệp ước về xóa bỏ tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF).

Chuyên gia Mỹ: Lập khiên chống trời cũng thua tên lửa Nga - 1

Chuyên gia Mỹ cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ không thể chặn nổi tên lửa Nga

Trong thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa được đưa đến vùng này bao gồm các bệ phóng tích hợp vũ khí Mk-41, được sử dụng trên các chiến hạm của Hải quân Mỹ để phóng các tên lửa đánh chặn cũng như các tên lửa hành trình tầm trung Tomahawk. Đó là sự vi phạm hiệp ước.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định rằng, việc Mỹ triển khai tên lửa ở châu Âu sẽ phá vỡ Hiệp ước INF và buộc Nga phải đưa ra những hành động đáp trả tương xứng.

Trước đó, vào cuối tháng 10-2015, Lầu Năm Góc đã lần đầu thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Đây cũng là lần đầu tiên, Hải quân Hoa Kỳ tiến hành cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa trên các tàu chiến, được trang bị hệ thống Aegis ở châu lục này.

Trong thời gian thử nghiệm, tên lửa Standard Missile-3 (SM-3) Block IA được phóng từ khu trục hạm DDG-71 USS Ross đã chặn thành công một tên lửa đạn đạo huấn luyện phóng từ thao trường trên đảo Hebrides, nằm ở Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển phía tây Scotland.

Thông cáo của Hải quân Hoa Kỳ cho biết, đây cũng là lần đầu tiên tên lửa SM-3 Block IA được phóng không phải từ bãi thử tên lửa của Mỹ và cũng là lần đầu tiên vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo được xây dựng mô phỏng trong kịch bản chiến sự nổ ra ở châu Âu.

Theo kịch bản, tên lửa đạn đạo huấn luyện tầm ngắn Terrier Orion đã được phóng cùng lúc với hai tên lửa hành trình chống hạm. Tên lửa SM-3 bắn từ các bệ phóng thẳng đứng Mk-41 trên boong chiếc khu trục hạm lớp Arleigh Burke này đã bắn hạ quả tên lửa đạn đạo trong không gian.

Chuyên gia Mỹ: Lập khiên chống trời cũng thua tên lửa Nga - 2

Mỹ sẽ nâng cấp các tàu và trang bị trên 200 lá chắn tên lửa Aegis trên biển

Trong bối cảnh đó, Mỹ cũng tuyên bố sẽ tăng cường triển khai các chiến hạm được trang bị hệ thống Aegis đến Biển Đen để ngăn chặn các mối đe dọa về tên lửa (nhưng không nói rõ là tên lửa của ai). Điều này đã làm giới chức chính trị và quân sự Moscow tức điên lên.

Đồng thời, trong tổng thể kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa NMD đến năm 2020, hải quân Mỹ sẽ nâng cấp 48-49 tàu chiến, trang bị cho chúng hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, nâng số lượng lá chắn tên lửa hiện đại lên trên 200 đơn vị.

Dường như các quan chức quân sự Mỹ rất tự tin rằng, với giàn “khiên chống trời” hùng hậu ở cả trên bộ lẫn trên biển, “Lá chắn thần” Hoa Kỳ sẽ dễ dàng ngăn chặn đòn tấn công của Nga để bảo vệ các đồng minh của mình ở châu Âu.

Chuyên gia Mỹ: Hệ thống đánh chặn của Mỹ chỉ để “làm cảnh”

Trước hàng loạt động thái của Mỹ lắp “thuẫn” để diệt “mâu” của mình, giới chức Nga đã lên tiếng đòi Nhà Trắng phải xác nhận (bằng văn bản) rằng, hệ thống phòng thủ Mỹ triển khai ở châu Âu, và cụ thể là ở Đông Âu là không nhằm vào Moscow.

Tuy nhiên, Mỹ và NATO đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Nga. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Rose Frank nói rằng, nước này không đưa ra đảm bảo pháp lý rằng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu không nhằm chống Nga.

Ông này nhấn mạnh, Washington không cung cấp bất kỳ đảm bảo nào ràng buộc về mặt pháp lý và hạn chế khả năng bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh. Đòi hỏi của Nga sẽ hạn chế đáng kể khả năng của Hoa Kỳ, đối phó với các đe dọa hạt nhân từ các cường quốc mới nổi.

Ông này cho biết, Triều Tiên và Iran đã nhiều lần tiến hành thử tên lửa, và các đe dọa từ những nước này buộc Mỹ phải bắt kịp với các phát triển công nghệ của họ và những đòi hỏi của Nga sẽ bó buộc khả năng phản ứng của lá chắn tên lửa Mỹ.

Tuy nhiên, một vị chuyên gia nổi tiếng của Mỹ - người sáng lập Công ty Tình báo Toàn cầu Stratfor và quỹ nghiên cứu “Địa-chính trị tương lai” (Geopolitical Futures) là ông George Friedman đã “dội gáo nước lạnh” vào kế hoạch của Mỹ bằng những bình luận thiên về phía Nga.

Ông Friedman bình luận rằng, cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Romania đã đưa vào hoạt động, tích hợp vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và trong tương lai ở Ba Lan, chẳng có nghĩa lý gì đối với người Nga.

Chuyên gia Mỹ: Lập khiên chống trời cũng thua tên lửa Nga - 3

Chuyên gia Friedman cho rằng, với lực lượng răn đe mạnh mẽ, Nga sẽ dễ dàng xuyên thủng lá chắn của Mỹ

Vị chuyên gia Mỹ cho rằng, việc triển khai các căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ ở đông Âu mang ý nghĩa biểu tượng hơn là bước đi thực tiễn, để đảm bảo phòng thủ tên lửa cho châu Âu, bởi nó sẽ không chống lại được, nếu Moscow đột ngột khởi động một cuộc tấn công hạt nhân.

Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn một hoặc nhiều tên lửa nhằm vào không gian rộng lớn. Nhưng nó có thể dễ dàng bị đè bẹp thậm chí bằng một số lượng tên lửa tương đối nhỏ và sẽ hoàn toàn bất lực và sụp đổ nếu Nga giáng đòn tấn công hàng loạt.

Vị chuyên gia Mỹ cho biết, việc Nga tấn công hạt nhân vào châu Âu là điều rất khó xảy ra, nhưng nếu đã quyết định như vậy thì Moscow sẽ không để đối phương có khả năng phản kích nên sẽ đưa ra đòn tấn công bão hòa. Khi đó, chẳng có hệ thống nào có thể đỡ nổi.

Lấy ví dụ như hiện nay Nga có hàng loạt loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ hầm chứa (Silo), từ xe cơ động, từ tàu ngầm hạt nhân, từ tàu hỏa và các tên lửa hành trình siêu hạng mang đầu đạn hạt nhân từ các máy bay ném bom, tạo thành lực lượng răn đe hạt nhân số 1 thế giới.

Với hàng loạt phương tiện phóng và số lượng đầu đạn hạt nhân lên tới 8500 quả, cùng với các loại tên lửa mang hàng chục đầu đạn tấn công kiểu phân hướng, dẫn đường độc lập (MIRV), Mỹ tập trung toàn lực còn không bảo vệ nổi bản thân mình, nói gì đến bảo vệ cả châu Âu.

Theo Thiên Nam

Đất Việt