1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Chuyển đạn khủng tới Đức, Mỹ và NATO muốn đe Nga

Mỹ vừa vận chuyển lô đạn dược hơn 5.000 tấn tới Đức nhằm hỗ trợ đồng minh trong khối NATO nhằm đáp trả các hành động khiêu khích của Nga.

Theo Stars and Stripes, ngày 21/2, Đại tá Matthew Redding, Tham mưu trưởng Đơn vị hỗ trợ chiến trường số 21 (TSC) cho biết Mỹ vừa vận chuyển số lượng đạn dược khủng tới Đức.

"Lần vận chuyển quan trọng này sẽ giúp chúng tôi tiếp tục củng cố khối liên minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thực tế nó có quy mô lớn nhất trong 10 năm, thể hiện cam kết tiếp tục bảo vệ các đồng minh của chúng tôi", Đại tá Redding cũng là người giám sát việc vận chuyển cho hay.

Khối lượng vũ khí này cần đến 415 container để vận chuyển, được lưu giữ tại kho ở Miesau, Đức. Nó sẽ được cung cấp cho các đơn vị hoạt động trong chiến dịch Atlantic Resolve, được phát động từ khi Nga có những động thái được cho là can thiệp vào Ukraine năm 2014.

Chuyển đạn khủng tới Đức, Mỹ và NATO muốn đe Nga - 1

Xe nâng giảm tải lô đạn dược 5.000 tấn của Mỹ chuyển sang Đức tại cảng Nordenham, sau đó vận chuyển đến kho đạn dược của Nhà hát lệnh Sustainment 21 và Lữ đoàn Vận tải 598 hồi tuần trước. (Ảnh: Star and Stripes)

Được biết, cuộc tập trận sắp tới của USAREUR mang tên Anakonda 2016 tại Ba Lan với sự tham gia của 20.000 lính sẽ sử dụng rất nhiều đạn dược được huy động từ các kho ở châu Âu.

5.000 tấn đạn dược này được chuyển từ cảng Nordenham ở phía bắc Đức tới kho Miesau vào hôm 18/2.

Việc Mỹ hỗ trợ đồng minh trong khối NATO diễn ra trong bối cảnh Tổ chức này lên án Nga có những "hành động quyết đoán", "dùng vũ lực để thay đổi biên giới" và NATO đang đối mặt với "môi trường an ninh thách thức nhất".

Ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO, phát biểu với báo giới trong một cuộc họp tại Brussels, Bỉ hôm 10/2 rằng tổ chức này sẽ thực hiện kế hoạch nhằm "tăng cường sự hiện diện ở phần phía Đông liên minh".

"Điều này gửi đi tín hiệu rõ ràng. NATO sẽ đáp trả khi có sự xâm lược nhằm vào bất cứ đồng minh nào", ông Stoltenberg nói.

Lực lượng đa quốc gia của NATO dự kiến bao gồm từ 3.000 đến 6.000 binh sĩ, theo các nguồn tin ngoại giao. Binh sĩ sẽ luân phiên liên tục tại các quốc gia Baltic gồm Litva, Latvia và Estonia, Ba Lan, Romania và Bulgaria.

NATO cũng đã thiết lập lực lượng phản ứng cực nhanh cùng các trung tâm chỉ huy, bố trí trước nhiều thiết bị. Những biện pháp trên thuộc học thuyết được NATO gọi là "răn đe hiện đại" cho phép liên minh phản ứng nhanh và linh hoạt trước mọi đe dọa.

Trong khi đó, theo chuyên gia Robert Farley, một chiến lược gia quân sự và là giảng viên Trường Ngoại giao và Thương mại quốc tế thuộc Đại học Kentucky (Mỹ) được National Interest đăng tải cho rằng, nếu với các lực lượng quy ước mà NATO hiện có thì tổ chức này hầu như không đủ khả năng gánh chịu các đòn tấn công của Nga.

Chuyển đạn khủng tới Đức, Mỹ và NATO muốn đe Nga - 2

Quân đội NATO trong một cuộc tập trận ở Đông Âu. (Ảnh: National Interest)

Trong trường hợp này, những thông tin do cuộc tập trân giả định đưa ra che mờ mối quan hệ Nga-NATO hơn những gì đã tiết lộ. Tóm lại, cam kết răn đe của NATO chưa bao giờ xem xét một cam kết đánh bại các lực lượng Nga trên biên giới NATO.

Từ những năm 1990, Nga đã luôn có khả năng uy hiếp NATO với các lực lượng quy ước. Do đó, NATO thậm chí đã không bắt đầu lập kế hoạch cho việc phòng thủ thông thường tại các nước Baltic cho tới khi các nước này gia nhập, tin vào tính công bằng tin cậy của NATO, đặc biệt là khả năng trả đũa nhằm vào các lợi ích của Liên Xô tại châu Âu, sẽ chứng minh sự răn đe hiệu quả.

Cuộc tập trận giả định của RAND gợi ý rằng Nga có thể chiếm Baltic, thậm chí giữ một thời gian. Tuy nhiên, Moscow sẽ bắt đầu phải trả giá rất sớm trong bất kỳ cuộc xung đột nào, khi các lực lượng NATO tấn công Kaliningrad, Transnistria và các vị trí khác của Nga. Hải quân Nga sẽ phải hứng chịu đòn tấn công dữ dội của các tàu ngầm và máy bay NATO.

Các đòn tấn công tầm xa sẽ làm suy yếu lực lượng không quân và hệ thống phòng không Nga. Tóm lại, Nga có thể chiếm khu vực Baltic, nhưng chỉ với một cái giá đắt. Đây là chiến lược NATO đã thực thi răn đe ra sao vào năm 1949 và NATO răn đe thế nào ngày nay.

Theo Kim Hoa (Tổng hợp)

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm