1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Chụp được ảnh bộ lạc biệt lập ở Peru

(Dân trí) - Các cuộc chạm trán tình cờ gần một bộ lạc biệt lập trong vùng rừng Amazon đã thu được những bức ảnh chi tiết nhất về bộ lạc này cho tới nay.


Chụp được ảnh bộ lạc biệt lập ở Peru - 1
Các thành viên của bộ lạc Mashco-Piro.
 
Survival International (SI), một tổ chức có trụ sở tại London (Anh) chuyên vận động nhằm bảo vệ các bộ lạc thiểu số, đã công bố các bức ảnh của bộ lạc Mashco-Piro, sinh sống gần Công viên quốc gia Manu ở đông nam Peru.

Bộ lạc Mashco-Piro hầu như không có liên hệ nào với thế giới bên ngoài, nhưng họ bị bắt gặp ngày càng nhiều.

SI cho rằng sự xuất hiện của các dự án dầu mỏ và khí đốt và hoạt động đốt phá rừng trái phép trong khu vực đã đẩy bộ lạc tới các vùng đất mới.
 
Chụp được ảnh bộ lạc biệt lập ở Peru - 2
Người bộ lạc Mashco-Piro ăn mặc khá đơn giản.

Tuy nhiên, thông điệp mà Mashco-Piro dường như muốn gửi đi là họ muốn được sống đơn độc.

“Xung đột và bạo lực đã gia tăng nhằm vào những người ngoài cuộc xuất hiện trên đất đai do tổ tiên của họ để lại”, Rebecca Spooner, một nhà hoạt động người Peru của SI, nói.

Bạo lực bao gồm các mũi tên bị bắn vào khách du lịch trên những chiếc thuyền đi ngang qua, và một mũi tên cảnh báo - không có đầu nhọn - gần đây đã bị bắn về phía một nhân viên bảo vệ công viên Manu.
 
Chụp được ảnh bộ lạc biệt lập ở Peru - 3
Bộ lạc Mashco-Piro bên bờ sông tháng 8/2011.

Gần đây nhất, các thành viên của bộ lạc đã bắn một cung tên nhằm chết người vào Nicolas "Shaco" Flores - thành viên của một bộ lạc khác vốn đã nỗ lực liên lạc chính thức với Mashco-Piro trong khoảng 2 thập niên.

Một bản tường trình về vụ tấn công từ nhà nhân loại học Glenn Shepard cho thấy bộ lạc Mashco-Piro sợ thiết lập quan hệ với thế giới bên ngoài xung quanh họ.

Nhà nhân loại học Tây Ban Nha Diego Cortijo đã sử dụng một kính viễn vọng đặt trên một chiếc camera để chụp các bức ảnh về bộ lạc Mashco-Piro và đây cũng là những bức hình chi tiết nhất từng được thực hiện cho tới nay về các bộ lạc biệt lập như vậy.
 
Chụp được ảnh bộ lạc biệt lập ở Peru - 4
Vùng rừng Amazon ở Nam Mỹ, nơi được cho là có nhiều bộ lạc biệt lập sinh sống.

Bà Spooner cho rằng sự gia tăng bạo lực có thể được giảm bớt bằng cách bảo tồn vùng đất truyền thống của các bộ lạc địa phương.

“Chúng tôi đang đề nghị chính phủ Peru hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ vùng đất đó, nơi nên được dành riêng cho các nhóm biệt lập”, bà nói.

An Bình
Theo Dailymail