1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

"Chồn hoang" của Không quân Nga

Không quân Nga sẽ tiếp nhận biên chế phiên bản đặc biệt của tiêm kích Su-25, với mục tiêu đối phó các hệ thống phòng không. Su-25 có khả năng phát hiện và tiêu diệt hệ thống phòng không mạnh như Patriot của Mỹ.

Đến Việt Nam


Đến Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam 1965-1975 là cuộc chiến đầu tiên xuất hiện sự đối đầu của không quân và các hệ thống tên lửa phòng không, sự thật buộc giới quân sự Mỹ tìm giải pháp đối phó. Trong số những biện pháp như thực hiện như bay ở độ cao thấp và cực thấp, gây nhiễu, v.v… đã nảy sinh quyết định thiết kế các máy bay chuyên dụng phá thủng phòng tuyến tên lửa.

Chương trình chế tạo máy bay đột phá phòng không của Hoa Kỳ mang tên Wild Weasel – “Chồn hoang”, đồng thời được sử dụng như ký tự của thiết bị thuộc chương trình này. Ở giai đoạn Wild Weasel I bắt đầu vào năm 1965, Hoa Kỳ sử dụng các tiêm kích F-100 Super Sabre được chế tạo trước đó một thập kỷ, đây là loại máy bay siêu âm đầu tiên của Không quân Mỹ.

Phiên bản F-100F hai người lái trở thành cơ sở cho “Chồn hoang”. Đây là máy bay tiêm kích phát hiện radar đối phương bằng bộ thu bức xạ, sau khi nắm thông số sĩ quan thao tác chỉ định hướng mục tiêu cho phi công, tiếp đến phi công phát hiện vị trí của SAM bằng trực quan và thực hiện không kích.

Tuy nhiên, F-100 thiếu tốc độ để hộ tống các máy bay hiện đại khi đó là F-105 Thunderchief và F-4 Phantom II, nên "Chồn hoang" giai đoạn II đã được xây dựng trên cơ sở F-105.

EF-105F xuất hiện trong Không quân Mỹ vào năm 1966 và nhanh chóng được thay thế bằng các F-105G tiên tiến hơn. Tuy nhiên, F-105 bị ngừng sản xuất trước đó từ năm 1964, nên số lượng cần thiết cho phép đổi thiết bị loại hình này thành "sát thủ hệ thống phòng không" đã tiếp tục giảm, trong đó có một phần nguyên nhân là những thiệt hại lớn ở Việt Nam.

Như vậy, các giai đoạn IV và V của chương trình Wild Weasel sử dụng F-4 Phantom II với phiên bản EF-4C Wild Weasel IV và F-4G Wild Weasel V.

Mỗi thế hệ mới của "Chồn hoang" lại được trang bị máy móc và vũ khí hiện đại hơn, bao gồm cả tên lửa, bắt mục tiêu radar bức xạ và các hệ thống chiến tranh điện tử.

Sau chiến tranh Việt Nam, "Chồn hoang" phục vụ ở châu Âu và Viễn Đông, nơi mà trong trường hợp cần thiết, Hoa Kỳ sẽ phải đối phó với lực lượng phòng không của Liên Xô.

Trong những năm 1990, khi "Chồn hoang" cuối cùng được thanh lý, Hoa Kỳ đã chọn phương án khác: nhiệm vụ chọc thủng lá chắn phòng không được giao cho máy bay chiến đấu đa năng F-16C hiện đại. Các phiên bản block 50 và block 52 được trang bị đáp ứng vai trò này.

Đến Việt Nam

Hải quân Mỹ cũng đối mặt với vấn đề tương tự đã sử dụng các vũ khí chiến đấu của mình để áp đảo phòng không: ban đầu là EF-10D Skyknight, tiếp đến EA-6A và EA-6B Prowler. Hôm nay khác với Không quân, hạm đội Mỹ vẫn dựa vào các thiết bị chuyên dụng, thay thế cho EA-6B lỗi thời là EA-18G Growler, được tạo ra trên cơ sở phiên bản hai phi công của F/A-18F Super Hornet.

Chặng đường của Nga

Cho đến năm 2008, Không quân Nga không đối mặt với địch thủ được trang bị hệ thống phòng không hạng nặng, ngoài các tên lửa SAM và pháo cao xạ cỡ nhỏ. Vụ đụng độ quân sự năm ngày ở Gruzia hồi tháng 8 năm 2008 cho thấy những hậu quả khả năng với thiệt hại đáng kể. Từ đó, tiềm lực áp đảo lá chắn phòng không đã trở thành một vấn đề được ưu tiên trong quân đội.

Hiện tại trong trường hợp cần thiết, các máy bay tiêm kích tiêu chuẩn của Nga như Su-24 và Su-34, có trang bị tên lửa chống radar, đủ điều kiện đảm nhiệm nhiệm vụ áp đảo phòng không. Tuy nhiên, khả năng của các máy bay này được đánh giá là còn hạn chế.

Đến Việt Nam

Cường kích Su-25 đã được quyết định chọn làm nền tảng triển khai cho "Chồn hoang" của Nga. Su-25 sẽ có thể hộ tống nhóm máy bay ném bom và máy bay khu trục. Đồng thời trở thành chỗ dựa cho các chiến đấu cơ hoạt động trên chiến trường. Để giải quyết cả những nhiệm vụ khác, các nhà thiết kế đang suy nghĩ lập phiên bản đặc biệt dựa trên Su-30.

Thêm một phương án khác là thiết kế tổ hợp thiết bị phù hợp trong hình thức container. Kết hợp với các loại vũ khí cần thiết, phương án này có thể biến bất kỳ máy bay chiến đấu tiêu chuẩn của Không quân Nga thành một "Chồn hoang" thực sự.

Theo Tiền phong/Voice of Russia