Chính thức thành lập "siêu ngân hàng" AIIB: "Phép thử" cho Bắc Kinh
Sự ra đời của một ngân hàng hạ tầng do Trung Quốc dẫn đầu là một cột mốc quan trọng trong tiến trình vươn ra toàn cầu của nước này.
Quản lý thể chế đa phương: Trung Quốc không thể chỉ dùng tiền
Mặc dù một số nước Đồng minh của Mỹ cũng ký kết hợp tác với AIIB, Trung Quốc cũng bị Mỹ phản đối mạnh mẽ ngay từ đầu, với quan ngại ngân hàng mới sẽ làm giảm các chuẩn mực về môi trường, xã hội và chống tham nhũng.
Khung cảnh trước lễ ký ở Bắc Kinh hôm 29-6. (Ảnh: THX)
Bắc Kinh có quyền phủ định rất công hiệu trong phần lớn các quyết định của ngân hàng này với hơn 25% lượng đầu phiếu, dẫn đến nhiều quan ngại về phương thức vận hành sắp tới của tổ chức này.
Li Xi, một chuyên gia tại Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông, cho biết Trung Quốc thường dùng cách đe dọa hoặc dùng tiền để giải quyết các thách thức về lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, để vận hành một thể chế đa phương như AIIB thì Trung Quốc cần phải có cách tiếp cận một cách tinh tế hơn.
Theo ông, “Nếu không cẩn thận, Trung Quốc sẽ không nhận ra được nước này cần nhiều hơn tiền hay quyền để AIIB vận hành trơn tru.”
Tuy vậy, giám đốc lâm thời của AIIB, Jin Liqun, cũng là cựu thứ trưởng tài chính của Trung Quốc và khả năng sẽ là Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng này, nhận được nhiều đánh giá cao về khả năng thích ứng của mình.
Các quan chức tại Bộ tài chính Trung Quốc hiện chưa trả lời các yêu cầu bình luận gì vào hôm Chủ nhật 28-6.
Trước thềm cuộc họp, Trung Quốc hứa hẹn sẽ vận hành ngân hàng này một cách trung thực, có ý thức xã hội để cải thiện các thiếu hụt trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại châu Á cũng như làm việc với các tổ chức đa phương quốc tế khác.
Trung Quốc cũng giao ước ngân hàng sẽ duy trì năng suất vận hành như khi chỉ vận hành gói gọn trong đại lục, cũng như triệt tiêu bộ máy quan liêu làm chậm tiến độ dự án; một vấn đề hiện tại của các tổ chức tài chính khác như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.
Theo nhiều nguồn tin và tài liệu liên quan đến ngân hàng phát triển này, nhằm cắt giảm chi phí và hạn chế can thiệp chính trị, AIIB sẽ có một ban điều hành đa quốc gia và tập trung vào việc quyết định các vấn đề về kỹ thuật.
Hồi tháng Ba, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc đã phát biểu: Bắc Kinh “sẽ học tập cách thức hoạt động của các ngân hàng quốc tế khác để tránh sa vào lối mòn của các ngân hàng này, đồng thời cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu suất”.
Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2014 cho thấy thời gian trung bình để một dự án ngân hàng tư có thể đi từ bàn giấy đến thực tiễn phải mất khoảng 2 năm rưỡi.
Nhiều chuyên gia của các tổ chức đa quốc gia cho rằng bộ máy hành chính nặng nề là một gánh nặng cần thiết để xây dựng sự đồng thuận và đảm bảo chất lượng dự án.
Ralph W. Huenemann, cựu chuyên viên tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á, cho biết “mong muốn tiến trình nhanh hơn và ít thủ tục hơn sẽ dẫn đến việc nhiều dự án chi phí cao nhưng lợi ích thấp sẽ được thông qua nhằm thỏa mãn nhu cầu của các nhân vật chính trị tại các nước thành viên.”
Trung Quốc cũng vấp phải nhiều trở ngại khi xây dựng lịch trình ký kết ngày hôm nay, dù thuộc một khu vực đang rất cần vốn đầu tư hạ tầng.
AIIB sẽ không có đầy đủ các thành viên thuộc ASEAN trong hội đồng. Philippines, nước hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại biển Đông, cho biết Bộ trưởng Ngân khố Quốc gia Roberto Tan dự định tham dự buổi ký kết ngày hôm nay nhưng Philippines sẽ không ký kết để được làm thành viên sáng lập.
Trong khi các thành viên quốc tế của nhà băng mới đem lại những quyền lợi và sự công nhận mà Trung Quốc hằng ao ước, những chi tiết tỉ mỉ của một thể chế đa phương có thể làm chậm tiến trình xây dựng và phát triển khu vực.
Giám sát khắt khe từ châu Âu
Tiến trình thành lập AIIB Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á AIIB được thành lập chỉ trong vòng 2 năm: 2/10/2013: Trong một chuyến thăm tới Jakarta, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất dự án thành lập một ngân hàng hạ tầng ở châu Á. 10/4/2014: Tại một diễn đàn kinh tế tại Boao (Trung Quốc), Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo Trung Quốc đã sẵn sàng thực hiện các vòng đàm phán về AIIB. Tháng 10/2014: Mỹ quan ngại về vấn đề ngân hàng này sẽ tuân thủ các quy tắc cho vay quốc tế hay không. Đại diện của 21 nước, bao gồm cả Ấn Độ và Singapore, ký một thỏa thuận sơ bộ về việc thành lập ngân hàng mới tại Bắc Kinh. Tháng 3/2015: Anh trở thành thành viên sáng lập của AIIB, và cũng là thành viên phương Tây đầu tiên. Tiếp theo đó, Đức, Pháp, Italia và một số nước phương Tây khác cũng tham gia vào thể chế này. 28/4/2015: Tổng thống Barack Obama cho biết Mỹ không phản đối AIIB và nếu ngân hàng này tôn trọng các nguyên tắc cho vay, Mỹ sẽ hoàn toản ủng hộ. 22/5/2015: Hơn 50 quốc gia chấp thuận tham dự khung chương trình cơ bản của AIIB tại Singapore và đồng ý trợ cấp vốn đăng ký ban đầu là 100 tỷ USD cho ngân hàng. 24/6/2015: Australia, nước chịu sức ép của Mỹ không gia nhập AIIB, xác nhận nước này sẽ là một thành viên sáng lập. 26/6/2015: Philippines thông báo nước này sẽ dự lễ thành lập nhưng không ký kết trở thành thành viên sáng lập. 29/6/2015: Lễ thành lập AIIB tại Bắc Kinh. |