1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Chính phủ Ukraine nhượng bộ phe biểu tình

(Dân trí) - Chính phủ Ukraine đã tiến hành cuộc đàm phán đầu tiên với phe đối lập nhưng không đi tới bất kỳ thỏa thuận nào, dù trước đó đã cho thả toàn bộ những người biểu tình bị bắt giữ.

Ukraine đang rung chuyển trong làn sóng biểu tình ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu.

Ukraine đang rung chuyển trong làn sóng biểu tình ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu.

Đây là cuộc đàm phán đầu tiên giữa chính phủ Ukraine và phe đối lập kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình hồi tháng trước để phản đối việc chính phủ từ chối ký thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU).

Phái đoàn đàm phán của chính phủ do Tổng thống Viktor Yanukovych và Thủ tướng Mykola Azarov chỉ đạo, trong khi đại diện phe đối lập do các thủ lĩnh biểu tình Vitali Klitschko, Arseny Yatsenyuk và Oleg Tyangybok đứng đầu.

Theo các nguồn tin thân cận với cuộc họp, hai bên chỉ “đạt được sự am hiểu có mức độ” về một số vấn đề cần quan tâm, trong đó có việc trả tự do cho các tù nhân chính trị.

“Tổng thống Yanukovych đã chấp thuận đề nghị thả những người bị bắt  giữ sau các cuộc đụng độ, đồng thời cam kết trừng trị những người chịu trách nhiệm bất luận là cảnh sát hay người biểu tình”, một nguồn tin cho biết.

Tuy nhiên, về yêu sách của phe đối lập đòi chính phủ phải từ chức, Tổng thống Yanukovych đã thẳng thừng bác bỏ với lý do chỉ Quốc hội mới có quyền tước bỏ quyền lực của nội các.

Trước khi tiến hành đàm phán, Tổng thống Yanukovych đã chủ động xuống thang để xoa dịu phe đối lập với đề nghị ân xá cho những người biểu tình bị bắt trong cuộc tuần hành ủng hộ EU.

"Quan điểm của tôi là chúng ta phải lật qua trang này, tuyên bố một lệnh ân xá. Những người đang bị bắt giữ nên được trả tự do, kể cả một số người đã bị kết tội”, ông Yanukovych phát biểu trước khi bước vào đàm phán.

Kiev đang rung chuyển trong làn sóng biểu tình của phe đối lập sau khi chính phủ nước này hoãn ký Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với EU.

Giới phân tích cho rằng sự “chia rẽ cơ cấu” trong chính quyền Kiev đã đẩy xã hội Ukraineì vào cảnh giằng xé giữa Nga và EU trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở không gian hậu Xô Viết. Cam kết của EU sẵn sàng viện trợ tài chính thêm cho Ukraine nếu nước này ký thỏa thuận thương mại và việc các chính trị gia châu Âu có mặt tại các cuộc biểu tình ở Kiev là những minh chứng rõ nhất cho sự can thiệp từ bên ngoài vào tình hình chính trị đang rối ren tại đây.

Vũ Anh
Theo AFP