1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Chính phủ của ông Shinzo Abe đang bị suy giảm lòng tin

(Dân trí) - Thời gian này uy tín của Chính phủ Nhật đang bị suy giảm nghiêm trọng vì hàng loạt các vụ tai tiếng của những thành viên nội các và những quyết sách không được lòng dân của Ngài thủ tướng.

Những vụ tai tiếng của các thành viên trong nội các

 

Gần đây nhất là việc Chính phủ Nhật đã bị tố cáo đã làm giả các cuộc đối thoại với người dân. Vụ tai tiếng này đã khiến Thủ tướng Shinzo Abe phải tự phạt bằng cách cắt 3 tháng lương. Nhưng uy tín của ông vẫn bị giảm đáng kể trong lòng những người dân xứ sở Phù Tang.

 

Hôm 27-12, Chính phủ của ông Abe lại một lần nữa bị chao đảo khi ông Genichiro Sata, Bộ trưởng Cải cách hành chính đã chính thức đệ đơn từ chức. Lên thay thế ông Genichiro là một nhân viên của Văn phòng Chính phủ, ông Yoshimi Watanabe, 54 tuổi. Sự ra đi của ông Genichiro Sata diễn ra ngay sau khi Tổ chức quyên góp cứu trợ có tên Sata Genichiro Seiji Kenkyukai do ông phụ trách bị tố cáo tham ô.

 

Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Nhật Bản Tổ chức này khai khống là đã dùng 78 tỷ yên (tương đương 500.000 euro) để chi tiêu cho các công việc của Văn phòng Chính phủ. Sau khi chính thức thông báo từ chức, ông M. Sata nêu rõ: "Đã đến lúc đề Chính phủ cần phải xem xét và đề ra các luật lệ quan trọng, tôi không muốn bản thân mình là khởi nguồn của một cuộc khủng khoảng chính trị".

 

Vụ tai tiếng này thực sự đã giáng thêm một đòn mạnh mẽ lên Chính phủ của ông Shinzo Abe. Hôm 21-12, ông Masaaki Honma, Chủ tịch ủy ban các vẫn đề thuế khóa cũng đã đệ đơn từ chức. Ông này buộc phải ra đi sau khi bị tố cáo đã ăn nằm với nhân tình trong một căn hộ thuê sang trọng thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

  

Những quyết sách không được lòng dân.

 

Sau gần 3 tháng lên nắm quyền, giờ đây ông M. Abe đang phải đối mặt với hàng loạt những thách thức về chính trị. Cắt giảm các khoản chi tiêu công cộng và cải tổ vấn đề thuế khóa quốc gia luôn là ưu tiên số 1 trong chính sách của ông Shinzo. Đây là nguyên nhân khiến 2 thành viên cốt cán trong Chính phủ của ông từ chức. Sự ra đi bất ngờ của 2 vị Bộ trưởng đã khiến cho uy tín của người đứng đầu Chính phủ càng xuống dốc.

 

Theo điều tra của tờ nhật báo Nihon Keizai hiện giờ ông Sinzo Anbe chỉ còn nhận được 59% số phiếu ủng hộ, trong khi những ngày đầu mới nhận chức tỷ lệ người ủng hộ ông là 71%. Hậu quả này được quy cho sự kém cỏi trong chính sách đối nội của ngài Thủ tướng. Ông Shinzo Abe đã xuất hiện một cách mờ nhạt hơn so với người tiền nhiêm là cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi. Ông Koizumi luôn dựa vào ý kiến dư luận để thực hiện những quyết sách của mình.

 

Những lựa chọn, đường lối của ông Abe luôn bị đánh giá là không được lòng dân. Một ví dụ rõ nhất là ông đã phục hồi chức vụ cho một số nghị sĩ trong Đảng tự do dân chủ của ông. Những người này luôn phản đối việc tư nhân hóa các cơ quan và xí nghiệp nhà nước. Quyết định này đã khiến nhiều người dân Nhật lấy làm phiền lòng. Từ đó những đề xuất cải tổ ngân quỹ và thuế má của ngài Thủ tướng trong năm 2007 luôn bị dư luận phản đối.

 

Giờ đây ông Shinzo Abe cần phải hành động nhanh chóng,  vượt qua những khó khăn chính trị thì mới có thể hi vọng chiến thắng tại kỳ bầu cử thượng viện vào tháng 7-2007 tới.

 

HH

Theo Le Monde