1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Chiến tranh Nga - Nhật 1905

Ngày này cách đây đúng 100 năm, hải quân Nga Sa hoàng, vốn được coi là hùng mạnh thứ nhì thế giới, chịu thảm bại trên biển Nhật Bản trước sự kinh ngạc của các cường quốc.

Chiến tranh Nga - Nhật nổ ra sau những cuộc xung đột tại Trung Quốc và Triều Tiên. Người Nhật bao vây cảng Arthur do người Nga điều hành ở Trung Quốc, đánh chìm nhiều tàu chiến của nước này.

 

Năm 1905, khi tham gia vào cuộc đối đầu với Nga Sa hoàng, quốc gia có hải quân lớn thứ hai thế giới, Nhật Bản - một "nhà giàu" mới nổi - bị coi là kẻ thua cuộc gần như chắc chắn. Tuy nhiên, khi đó nước Nhật đang trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra nhanh chóng và lực lượng vũ trang đã thay đổi về chất kể từ khi samurai cuối cùng qua đời. 

 

Trước tình hình ở cảng Arthur, Nga phái đến một hạm đội mạnh, dưới quyền chỉ huy của đô đốc Zinovi Rozhdestvenski, từ châu Âu tới giải quyết số người Nhật khó chịu. Nhưng họ đã phải ngạc nhiên.

 

Trên thực tế, hải quân Nhật được xây dựng theo hình mẫu hải quân Hoàng gia Anh - vào loại mạnh nhất thế giới cho tới khi Thế chiến II bắt đầu. Ngay cả quân phục cũng được mô phỏng từ mẫu của Anh. Nhiều tàu chiến được đóng tại Anh, trong đó tàu Mikasa được xây dựng tại xưởng đóng Barrow-in-Furness của Vickers & Maxim.

 

Các tàu chiến Nga, vượt hẳn Nhật Bản về số lượng, tập trung vào chiều ngày 14/5/1905. Con tàu đầu tiên nổ súng là Knyaz Suvorov của đô đốc Rozhestvensky. Ba phút sau, dưới lá cờ của đô đốc Heihachiro Togo, người được đào tạo trong Hải quân Hoàng gia Anh, tàu chiến Mikasa bắn trả. Vì các tàu Nga chở nhiêu liệu, đạn dược không thể đi nhanh hơn, Rozhestvensky quyết định giảm tốc độ. Togo lợi dụng ngay tình thế và vượt người Nga. Cuối cùng, tàu Nhật nhằm vào tàu đô đốc đối phương.

 

Số tàu chiến Nhật còn lại đuổi theo tàu Nga, đánh đắm hoặc buộc họ phải đầu hàng. Chiến thắng của Togo là trọn vẹn và giúp Nhật kiểm soát vùng biển.

 

Ngày 27/5/1905, Nhật lại đánh bại Nga trong trận chiến Tsushima, hòn đảo ở giữa Nhật Bản và Triều Tiên.

 

Sau thảm bại ở Tsushima, Nga chịu tổn thất nặng nề: 5.045 thủy thủ thiệt mạng, 6.016 người bị giữ làm tù binh. Chiến thắng tiêu hao của Nhật 3 tàu khu trục, 699 sĩ quan và thủy thủ. Chính quyền Nicholas II đồng ý đàm phán hoà bình.

 

Hiệp ước Portsmouth ký kết tại New Hampshire, Mỹ, ngày 23/8/1905. Nga buộc phải trao một số quyền đáng kể ở Triều Tiên và Trung Quốc cho Nhật Bản. Theo đó, Tokyo được trao bán đảo Kwantung cùng với cảng Arthur và phía nam đảo Sakhalin cho tới vĩ tuyến 50.

  

Theo N.H.

Vnexpress