1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cấp cao Đông Á - khi Mỹ, Nga là thành viên chính thức

(Dân trí) - Diễn đàn do ASEAN đóng vai trò trung tâm-Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)-năm nay đã đặc biệt thu hút sự quan tâm của quốc tế, vì một trong những đặc tính của cuộc gặp bao hàm ở thực tế lần đầu tiên có sự tham gia chính thức của Nga và Mỹ.

 
Cấp cao Đông Á - khi Mỹ, Nga là thành viên chính thức - 1
EAS gồm 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, và 2 thành viên mới Nga và Mỹ).
 
Nguồn gốc của EAS

Nguồn gốc của EAS là đề xuất của Malaixia được đưa ra năm 1991 nhằm đối trọng lại các khối thương mại do phương Tây thống trị.

Cuộc họp đầu tiên được tổ chức năm 2005, bao gồm 16 quốc gia là các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và các đối tác đối thoại của khối liên minh - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand, với Nga là quan sát viên và không có sự tham gia của Mỹ.

Ban đầu, Washington coi hội nghị này là một nỗ lực của các nước thành viên nhằm loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ khỏi khu vực.

Vốn có quan hệ đồng minh với nhiều nước trong khu vực, thoạt đầu Mỹ không mấy quan tâm đến việc liên kết vào EAS. Nhưng trong những năm gần đây tình hình đã thay đổi rõ rệt.

Đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Trung Quốc, hiện thực củng cố thế lực của Bắc Kinh trong khu vực đã khơi lên cố gắng của các nước Đông Á nỗ lực tìm kiếm đối trọng trước người khổng lồ Trung Hoa

EAS bắt đầu như là một cuộc họp về năng lượng và kinh tế. Chương trình và cấu trúc của EAS đã được bắt đầu định hình lại và điều này cho phép Mỹ có một diễn đang linh hoạt để thúc đẩy nhóm này tập trung vào các vấn đề an ninh khu vực và cuối cùng là trở thành một thể chế cơ bản cho các vấn đề an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đồng thời với đó Washington hy vọng EAS sẽ quyết đinh chương trình nghị sự của các cơ chế khu vực khác như ASEAN.

EAS 6 diễn ra tại Bali (Indonesia) chỉ một tuần sau khi Mỹ đăng cai Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 19 (APEC 19) tại Hawaii.

Tại APEC 19, người ta chú ý đến mặt kinh tế và sáng kiến của Mỹ là vận động hợp tác kinh tế để xây dựng hợp tác chiến lược, còn tại EAS - dư luận chú ý đến vấn đề an ninh.

Trên cơ sở Tuyên bố Cuala Lămpơ 2005, EAS 6 tiếp tục là một diễn đàn đối thoại các vấn đề kinh tế, chính trị và chiến lược rộng lớn nhằm thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và ổn định chung.

Sự kiện này cũng sẽ đánh dấu việc hai thành viên mới là Mỹ và Nga tham gia EAS. Dư luận trong và ngoài khu vực cho rằng năm nay, là lần đầu tiên mà Nga và Mỹ đều cùng tham dự và Mỹ, sẽ cố xoay Cấp cao này của 18 nước vào đề mục an ninh, như diễn đàn đối thoại về an ninh ngoài vùng biển chẳng hạn.

Hội nghị EAS 6 với sự tham dự của các nhà lãnh đạo ASEAN, cùng với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Australia Julia Gillard và lãnh đạo các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Chương trình nghị sự EAS 6 bao gồm các vấn đề được thảo luận và các quyết định được thực hiện trong các hội nghị lần trước. Năng lượng và an ninh lương thực, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và cuộc xung đột lợi ích trên Biển Đông, sức đề kháng trước thiên tai và dịch bệnh truyền nhiễm mới... Tất cả những vấn đề này đều được đưa vào chương trình nghị sự của EAS.

Mỹ-Nga giúp nâng tầm EAS

Sự tham gia của Mỹ và Nga trong EAS được đánh giá là nâng tầm quan trọng chiến lược của EAS trên quy mô lớn hơn và giúp làm cân bằng các mối quan hệ trong EAS.

Nga hăng hái tán thành sự tham gia vào các Hội nghị cấp cao Đông Á. Động thái đó xuất phát từ quyền lợi quốc gia của Nga, khi đất nước có đề án ưu tiên là đẩy mạnh phát triển Siberia và Viễn Đông - công cuộc hiển nhiên không thể thiếu sự liên kết vào các tiến trình chung của khu vực, hiện đang ngày càng gia tăng một cách rõ rệt tại châu Á-Thái Bình Dương.

Nga, hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, có chung biên giới với Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc và có tầm quan trọng về địa chính trị đối với Đông Á, đặc biệt liên quan đến an ninh năng lượng.

Với thế mạnh sở hữu nguồn tài nguyên năng lượng phong phú và những công nghệ tiên tiến trong ngành công nghiệp dầu khí, điện và năng lượng hạt nhân hòa bình, Nga sẽ có thể đóng góp đáng kể cho an ninh năng lượng toàn khu vực.

“Mátxcơva quan tâm sâu sắc tới thực tế Đông Á vẫn là một khu vực ổn định và có thể tiên liệu dự báo trước được”, chuyên viên Victor Sumski lãnh đạo Trung tâm ASEAN tại Học viên quan hệ quốc tế MGIMO nhận định.

Trong khi đó, Mỹ tham gia vào EAS bởi theo đuổi những mục tiêu khác.

Mặc dù không phải một nước Đông Á, nhưng Mỹ vẫn là một yếu tố quan trọng trong môi trường chính trị Đông Á, cần thiết cho tiến trình xây dựng cộng đồng Đông Á - mục tiêu cao nhất của EAS.

Nhiều nước trong khu vực đã hoan nghênh sự tham gia của Mỹ vào EAS, coi đó là đối trọng quan trọng chống lại sự thống trị của Trung Quốc, đặc biệt là trong các tranh chấp biển.

Trung Quốc đang theo dõi sát sao vấn đề Biển Đông và Bắc Kinh đặc biệt lo ngại rằng Mỹ có thể đưa ra các biện pháp thông qua EAS báo hiệu một cam kết hớn nữa đối với vấn đề này.

Việc tiếp nhận các nước thành viên mới cũng tạo nên cơ hội vô giá để tổ chức các cuộc đối thoại chính sách về an ninh năng lượng. Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của châu Á có thể tạo nên sự cạnh tranh các nguồn năng lượng thay vì hợp tác.

Vấn đề của Mỹ là cần quyết tâm trong nhiều vấn đề trước khi nó có thể tái định hình EAS thành một thể chế tập trung vào vấn đề an ninh, mà trước tiên chính là sự cân nhắc của chính các quốc giá ASEAN.

Vấn đề của các nước ASEAN là các quốc gia của khối cần phải cân bằng giữa lợi ích của việc Mỹ can dự chiến lược lớn hơn vào khu vực với các mối quan hệ của họ với Trung Quốc, và đánh giá nguy cơ bị mắc kẹt ở giữa trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Washington và Bắc Kinh.

Như vậy là có nhiều cơ hội cũng như thách thức đặt ra với ASEAN cũng như với các thành viên của EAS, khi EAS đang hướng tới đẩy nhanh sự liên kết của Đông Á như là khu vực kinh tế năng động nhất của hành tinh.

Nguyễn Viết