1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Căng thẳng khu vực châu Á -Thái Bình Dương có dẫn đến chiến tranh?

(Dân trí) - Căng thẳng giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng châu Á – Thái Bình dương vẫn gia tăng nhưng đằng sau mỗi sự việc đều có những ẩn ý, theo nhà nghiên cứu Tony Cartalucci.

Căng thẳng khu vực châu Á -Thái Bình Dương có dẫn đến chiến tranh?

Bãi đá Subi vào thời điểm 17/4 (ảnh trái) so với ngày 5/6. Theo The Diplomat, bãi này đã được mở rộng phi pháp tới 3,87 km2 tính tới thời điểm kể trên sau khi Trung Quốc mở rộng cả chiều dài và chiều ngang ở đây.

“Mặc dù căng thẳng giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng châu Á – Thái Bình dương vẫn gia tăng và không có dấu hiệu dừng lại, đe dọa đẩy khu vực vào một cuộc xung đột hoặc thậm chí là chia rẽ toàn cầu, thì đằng sau đó cũng có những lý do của nó.” Tony Cartalucci, một nhà nghiên cứu tự do người Mỹ làm việc tại Thái Lan, đã có nhiều bài báo đăng tại các trang báo khác nhau, phát biểu với Sputniknews.

Mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt với châu Á, là tái lập ưu thế của Mỹ ở khu vực Thái Bình dương. Có rất nhiều cơ quan nghiên cứu chính sách do doanh nghiệp tài trợ đã công khai kêu gọi bao vây và cô lập Trung Quốc để cản trở sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế và quân sự trong khu vực. Điều đó được cho là do Mỹ sợ Trung Quốc thách thức và thay thế ảnh hưởng Mỹ ở khu vực này.

Trong phát biểu với Sputnik, Tony Cartalucci đề cập đến Báo cáo có tiêu đề “Vòng trân châu:  Đánh giá thách thức đang ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc dọc theo bờ biển Châu Á” năm 2006 của Viện Nghiên cứu Chiến lược (SSI -  cơ quan chuyên nghiên cứu về chiến lược quân sự của Mỹ), và chỉ ra rằng: bản báo cáo đã công khai cổ vũ kế hoạch xói mòn lợi ích của Bắc Kinh dọc theo vòng tròn các cảng biển, đường ống dẫn dầu và các công trình khác của Trung Quốc trải dài từ Trung Đông đến Bắc Phi, qua Pakistan, Ấn Độ và Myanmar và trở về vùng Biển Đông.

Cartalucci phân tích, theo chiến lược này, sự kiện “Mùa xuân Ả rập” năm 2011 có một ý nghĩa mới là phong trào Hồi giáo có thể là đã ngăn chặn lợi ích của Trung Quốc ở khu vực Bắc Phi (MENA). Hơn nữa, xung đột tăng lên ở Myanmar và Pakistan cũng như tranh chấp chủ quyền leo thang ở Biển Đông cũng có thể được đánh giá là một phần của chiến lược Mỹ.

Quan sát các điểm dọc vòng cung mà báo cáo của SSI đề cập có thể thấy gia tăng bạo lực và bất ổn chính trị có nguồn gốc từ những tổ chức phi chính phủ hoặc phong trào được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ, khắp nơi từ Trung Đông đến Pakistan, Myanmar, và bao gồm cả chính phủ Nhật Bản và Philippines - những nước đã phục vụ cho lợi ích của Mỹ suốt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Báo cáo nêu trên cũng cho rằng Washington thông qua chiến lược quân sự, chính sách ngoại giao và kinh tế “đã có cơ hội lớn để định hướng và gây ảnh hưởng lên tương lai của Trung Quốc… Theo đó, Trung Quốc nên hội nhập vào trật tự thế giới như một đối tác có trách nhiệm.”
 
Vậy trật tự thế giới mà SSI muốn nói đến là gì?

Theo Cartalucci, đương nhiên đó là trật tự mà Phố Wall, Washington, London cùng Brussels lập ra và kiểm soát.

Do đó, nguyên nhân thực sự của các căng thẳng trong khu vực châu Á-Thái Bình dương vẫn là do“lợi ích đặc biệt”, vốn là nguyên nhân gây bùng phát các cuộc chiến tranh thế giới. Trong đó có lợi ích của những nước tìm kiếm sự thống trị toàn cầu và không muốn chấp nhận trật tự thế giới đa cực.
 
Rõ ràng là căng thẳng ở khu vực châu Á – Thái Bình dương mà Mỹ đang cố hành động như một trung gian cần thiết, chính là kết cục chủ ý có tính toán trước của chính sách đối ngoại Mỹ đã thực hiện lâu dài và chi tiết.
 
Rõ ràng là một nước Trung Quốc đang nổi lên đã không phải là nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ hai và cũng sẽ không phải là nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ ba.
 
Mặc dù vậy, bất luận lợi ích quốc gia của Mỹ trong vấn đề Biển Đông là gì thì việc Trung Quốc chà đạp lên lợi ích quốc gia của các nước liên quan khác cũng đáng bị cộng đồng quốc tế lên án!
Hoài My
Theo Sputnik