1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Các nước đồng loạt ngầm chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

(Dân trí) - Bộ trưởng Kinh tế Malaysia cho rằng việc quân sự hóa trên Biển Đông là trái phép trong bối cảnh Trung Quốc gần đây bị chỉ trích vì các hành động đòi hỏi yêu sách chủ quyền phi lý tại khu vực này.

Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Azmin Ali (Ảnh: SCMP)
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Azmin Ali (Ảnh: SCMP)

Bắt nguồn từ chính sách “Hướng Đông” của Thủ tướng Mahathir Mohamad, Malaysia hướng đến Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo toàn cầu. Tuy nhiên, Malaysia cũng lo ngại các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Bắt nguồn từ chính sách “Hướng Đông” của Thủ tướng Mahathir Mohamad, Malaysia hướng đến Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo toàn cầu. Tuy nhiên, Malaysia cũng lo ngại các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Đây là thông điệp của Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Azmin Ali trong bài phát biểu tại Hội thảo Trung Quốc do báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng tổ chức hôm 11/10 ở Kuala Lumpur. Hội thảo kéo dài 2 ngày với sự tham gia của 800 lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà ngoại giao và học giả từ nhiều nước.

“Ngày nay chúng tôi chờ đợi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn về sức mạnh mềm thông qua việc thúc đẩy các giá trị toàn cầu như tự do tín ngưỡng, tôn trọng lẫn nhau và công bằng”, Bộ trưởng Azmin nói.

“Với vị trí gần Trung Quốc, những diễn biến về địa chính trị ở Đông Nam Á được xem là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy những ảnh hưởng về thương mại, ngoại giao và an ninh mà sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể tác động tới phần còn lại của thế giới”, ông Azmin nói thêm.

Theo Bộ trưởng Kinh tế Malaysia, mặc dù Đông Nam Á nhìn nhận tốc độ phát triển kinh tế thần tốc của Trung Quốc với “sự thán phục thực sự”, song vẫn có nhiều lo ngại về các động thái quân sự của Bắc Kinh tại Biển Đông - nơi có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều quốc gia trong khu vực.

“Chúng tôi bảo vệ quan điểm rằng không được phép cản trở tự do hàng hải trên Biển Đông. Khu vực này phải là khu vực hòa bình, tự do, trung lập và không được phép quân sự hóa”, ông Azmin nhấn mạnh.

Sau khi lên nắm quyền từ hồi tháng 5, Thủ tướng Mahathir đã tuyên bố hủy các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc hỗ trợ, trị giá khoảng 23 tỷ USD, tại Malaysia do lo ngại chi phí tăng cao và thấy chưa thực sự cần thiết. Tuy vậy, Bộ trưởng Azmin vẫn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài triển khai các dự án tại Malaysia vì đây là một trọng những điểm đến kinh doanh “hấp dẫn nhất” tại Đông Nam Á.

Malaysia là một trong số các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Các nhà quan sát nhận định Biển Đông đang trở thành “điểm nóng” vì các hoạt động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc. Mỹ và các nước đồng minh vẫn đưa các tàu chiến và máy bay đi qua Biển Đông để thực hiện chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực này.

Australia - Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông


Từ trái qua phải: Bộ trưởng Quốc phòng Australia Christopher Pyne, Ngoại trưởng Australia Marise Payne, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya tại cuộc họp báo sau hội đàm ở Sydney ngày 10/10 (Ảnh: Asahi)

Từ trái qua phải: Bộ trưởng Quốc phòng Australia Christopher Pyne, Ngoại trưởng Australia Marise Payne, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya tại cuộc họp báo sau hội đàm ở Sydney ngày 10/10 (Ảnh: Asahi)

Trong cuộc phỏng vấn với kênh ABC (Australia) hôm 10/10 trước khi tới Sydney, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono cho biết Nhật Bản sẵn sàng tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải chung với Australia trên Biển Đông.

Sau đó, trong cuộc hội đàm cấp cao hôm qua, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cùng hai người đồng cấp Australia đã thảo luận các phương án để thắt chặt mối quan hệ quân sự và an ninh. Đây là một phần trong “Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do”của Nhật Bản. Trong cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Kono một lần nữa đề cập tới khả năng tuần tra chung với Australia trên Biển Đông.

“Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của chúng tôi đã có các chuyến thăm cảng chiến lược tại các nước ASEAN và có rất nhiều việc chúng tôi có thể hợp tác cùng nhau. Biển Đông là một khu vực tranh chấp, và chúng tôi sẽ xem xét về những việc có thể hợp tác cùng nhau tại khu vực này”, ông Kono cho biết.

Trong cuộc họp báo sau hội đàm, Nhật Bản và Australia tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái cứng rắn.

“Chúng tôi khẳng định rằng cả hai nước (Nhật Bản và Australia) đều phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng, đặc biệt tại Biển Đông và Hoa Đông”, Ngoại trưởng Kono phát biểu tại cuộc họp báo.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya đã mô tả các hành động trên biển của Trung Quốc là “cực kỳ hung hăng” và là “mối quan ngại cho toàn bộ cộng đồng quốc tế”. Nhật Bản và Australia đã thống nhất thời điểm tiến hành cuộc tập trận chung vào năm tới với sự tham gia của các máy bay chiến đấu.

Chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tìm cách mở rộng hợp tác song phương với Australia trong lĩnh vực an ninh hàng hải do Australia cũng quan tâm tới các hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương. Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Christopher Pyne cho biết Australia hoan nghênh sự tham gia của Nhật Bản vào hoạt động phòng vệ ở Thái Bình Dương.

Theo báo Asahi (Nhật Bản), mặc dù tuyên bố chung sau hội đàm của Nhật Bản và Australia có đề cập tới Trung Quốc, song hai nước cũng lựa chọn ngôn từ để tránh “chọc giận” Bắc Kinh. Tuyên bố nói rằng Tokyo và Canberra “tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ mang tính xây dựng và cùng có lợi với Trung Quốc thông qua đối thoại và hợp tác”. Bắc Kinh hiện vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, trong khi Thủ tướng Nhật Bản dự kiến sẽ tới thăm Trung Quốc vào tháng tới.

Thành Đạt

Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm