1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Các đại gia Anh quốc bóc lột tàn tệ nhân công nữ Bangladesh

(Dân trí) - Có lẽ ít ai ngờ, các đại gia trong ngành dệt may là Tesco, Asda và Primark của Anh, một nuớc văn minh với những điều khoản khắt khe bảo vệ người lao động, lại đang bóc lột một cách tàn nhẫn những nhân công nữ Bangladesh.

Trong bản báo cáo được công bố hôm qua (9-12), Tổ chức phi chính phủ War On Want  đã lên án các hãng dệt may lớn của Anh là Tesco , Asda và Primark đã bóc lột một cách tàn nhẫn những nhân công nữ Bangladesh.

 

Bản báo cáo có nhan đề "Fashion Victims" (Nạn nhân của công nghiệp thời trang) xuất bản hôm 9/12 khẳng định: 6 xưởng sản xuất ở Dacca, Bangladesh đã sử dụng hơn 5.000 nhân công mà chủ yếu là nữ giới để thu lời lớn cho 3 tập đoàn lớn của Anh là Tesco, Asda và Primark  

 

Ngay cả các nữ công nhân thực hiện các thao tác máy, một công việc lẽ ra phải được hưởng lương cao nhất thì cũng chỉ nhận được 16 bảng Anh/ tháng và phải làm việc đều đặn 80h/ tuần.

 

Ông Louise Richards, Giám đốc của War On Want đã lên án: "Các tập đoàn Primark,  Asda và Tesco đã có thể bán hàng với giá rất thấp cho khách hàng Anh mà vẫn thu được lãi lớn bởi họ đã bóc lột tàn tệ những phụ nữ Bangladesh. Những xí nghiệp này đã không hề tôn trọng những cam kết mang tính dân tộc đối với người lao động nước ngoài".

 

Trước đó, vào hồi tháng 10, kênh truyền hình Channel Four đã phát một phóng sự điều tra cho biết những trẻ em trong các xưởng sản xuất quần áo ở Bangladesh của các hãng Tesco, Asda và Primark đã cam kết làm việc mà chỉ nhận được một khoản lương là 22 bảng Anh/ tháng, mức thu nhập thấp nhất ở Bangladesh. Ngoài ra, các em còn phải đặt cọc cho các xí nghiệp 8 bảng/ tháng. Sau bài phóng sự, Ngành công nghiệp dệt may Bangladesh đã vào cuộc, tiến hành kiểm tra điều kiện làm việc của công nhân Bangladesh tại các xí nghiệp Anh. Kết quả điều tra cũng cho những thông tin đáng buồn.

 

Theo tổ chức War On Want thì không chỉ bị bóc lột về vấn đề tiền lương mà nhân công Bangladesh còn bị bóc lột thời gian làm việc. Hợp đồng lao động chỉ yêu cầu người cung ứng sức lao động thời gian làm việc mức tối đa là 48h/ tuần, với một ngày nghỉ có lương. Tuy nhiên, những người công nhân được hỏi đều nói rằng họ phải làm việc 96h/ tuần và không có ngày nghỉ. Thỉnh thoảng các ông chủ xí nghiệp còn đề ra thời gian làm thêm 140/ tháng không lương. Nếu họ không chấp thuận sẽ bị đuổi việc.

 

Phản ứng trước những lời tố cáo, cả 3 tập đoàn đều tìm cách bao biện. Tesco khẳng định tập đoàn này có tới 563 siêu thị ở Anh. Việc họ bán quần áo với giá cực rẻ là vì họ có những khách hàng là những gia đình có mức thu nhập thấp chứ không phải vì họ đã tận dụng được nhân công rẻ mạt ở Bangladesh

 

Một đại diện của hãng Primark tuyên bố: "Chúng tôi là thành viên của chương trình Sáng kiến vì một nền thương mại mang màu sắc dân tộc và cam kết đầy đủ thực hiện chiến dịch cải thiện điều kiện làm việc ở Bangladesh".

 

Về phía mình, Tập đoàn Asda đảm bảo đã giám sát rất chặt chẽ 13.000 nhân viên trong 313 siêu thị để không cho tình trạng bóc lột nhân công xảy ra. Thị trường quần áo của Anh chiếm có doanh số 33 tỷ bảng Anh trong năm 2006. Điều này nhờ vào tính cạnh tranh ngày càng cao của các dây truyền bán hàng giá rẻ của các hãng dệt may..

 

Sau khi công bố cuốn sách, War On Want đang kêu gọi chính phủ Anh phải có hành động trước thực trạng đáng buồn này, yêu cầu Chính phủ phải tiến hành điều tra vụ việc và sẽ truy cứu các hãng đã vi phạm luật lao động và vi phạm quyền con người.

 

HH

Theo Lemonde

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm