1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Bùng phát dịch bệnh hoại tử tại khu vực IS kiểm soát ở Syria

(Dân trí) - Căn bệnh làm hoại tử da thịt gây chết người đang lan nhanh ở Syria do các sinh trùng từ xác chết bị Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bỏ mặc.

Trong nửa đầu năm 2013, Syria ghi nhận 41.000 người mắc căn bệnh Leishmaniasis. Riêng tại khu vực Aleppo ghi nhận gần 22.400 trường hợp trong năm 2013. (Ảnh: RT)
Trong nửa đầu năm 2013, Syria ghi nhận 41.000 người mắc căn bệnh Leishmaniasis. Riêng tại khu vực Aleppo ghi nhận gần 22.400 trường hợp trong năm 2013. (Ảnh: RT)

Hãng tin Kurdish Ruda dẫn lời ông Dilqash Isa, người đứng đầu Hội chữ thập đỏ khu vực Kurd cho biết: “Hành động tàn bạo của IS trong đó có việc giết những người vô tội sau đó bỏ mặc xác họ trên đường là nguyên nhân chính dẫn đến sự lan truyền nhanh của căn bệnh Leishmanisis.

Bệnh Leishmaniasis phát triển do ký sinh trùng từ các xác chết thối rữa tiếp tục tồn tại trong côn trùng và lây sang người.

Các chiến binh người Kurrd tại Syria cho biết, người dân chỉ phát hiện ra căn bệnh này cho đến khi IS mở rộng tầm ảnh hưởng và sự tàn bạo ở Syria.

Một chiến binh người Kurrd cho biết: “Chúng tôi đã chiến đấu ở chiến trường này gần 4 năm, căn bệnh này về cơ bản bắt nguồn từ khu vực Tal Hamis, Hon và Qosa.

Bác sỹ William Schaffner cho hay, những khu vực tập trung đông dân cư và các hoạt động quân sự là điều kiện để căn bệnh Leishmaniasis bùng phát.

Trong nửa đầu năm 2013, Syria ghi nhận 41.000 người mắc căn bệnh Leishmaniasis. Riêng tại khu vực Aleppo ghi nhận gần 22.400 trường hợp trong năm 2013.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính mỗi năm có thêm khoảng 1,3 triệu ca mắc bệnh mới, trong khi khoảng 200.000 người đến 300.000 người chết mỗi năm do căn căn bệnh này.

Leishmaniasis bùng phát lần đầu tiên ở khu vực của người Kurd vào khoảng năm 2013, nhưng đến giữa năm 2014 đã có khoảng 500 người mắc căn bệnh này do bệnh có thể lây truyền qua không khí.

Leishmaniasis cũng xuất hiện ở một số quốc gia nghèo nhưng căn bệnh này ở Syria có những đặc điểm khác biệt và nghiêm trọng hơn. Hiện không có vắc xin hay phương pháp phòng bệnh nào đối với căn bệnh Leishmaniasis, trong khi việc điều trị đòi hỏi một quá trình lâu dài.

Trong khi đó, hệ thống y tế của Syria đã bị phá hủy nặng nề sau 4 năm nội chiến. Khoảng hơn 1 nửa số bệnh viện công ở Syria không thể cung cấp đầy đủ dịch vụ. Ở các khu vực do IS kiểm soát, các bệnh viện không có đủ nhân viên bởi các nhân viên y tế buộc phải đi tị nạn.

Mặt khác, các tổ chức nhân đạo quốc tế gặp nhiều trở ngại trong việc cung cấp hỗ trợ y tế cho các khu vực này. Theo Tổ chức y tế thế giới, hiện có hơn 13 triệu dân Syria đang cần hỗ trợ nhân đạo.

Minh Phương

Theo RT