1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Bóng đen khủng hoảng phủ Nhà Trắng

Việc Tổng thống Donald Trump bất ngờ sa thải Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã làm khuấy đảo Washington và phủ bóng đen khủng hoảng quanh Nhà Trắng.

Nhiều lãnh đạo phe Cộng hòa vội vã lên tiếng bênh vực Tổng thống. Bản thân ông Trump chĩa mũi dùi chỉ trích vào các thành viên Dân chủ và những người lên án ông, gọi họ là "đạo đức giả".

Chính quyền Trump được cho là đã bí mật lên kế hoạch sa thải Giám đốc FBI James Comney từ trước.
Chính quyền Trump được cho là đã bí mật lên kế hoạch sa thải Giám đốc FBI James Comney từ trước.

Nhưng ở Đồi Capitol đã có một số tiếng nói của đảng Cộng hòa cất lên, bày tỏ quan ngại hoặc lo lắng. James Comey mới tại nhiệm được 4 năm trong thời hạn 10 năm đảm nhận lãnh đạo FBI, lại bị sa thải khi đang dẫn dắt điều tra các cáo buộc về mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump và Nga năm 2016.

Tại Nhà Trắng, Donald Trump bác bỏ các cáo buộc rằng tổng thống đang can thiệp vào một cuộc điều tra phản gián. Cùng lúc đó, ông lần đầu tiên tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Đại sứ Nga tại Washington, Sergey I. Kislyak. Các cuộc gặp riêng giữa Kislyak với các trợ tá của ông Trump khi còn tranh cử là một phần chủ chốt trong cuộc điều tra của FBI.

Giới chức Nhà Trắng từ chối cho các phóng viên chụp ảnh hoặc dự cuộc họp kín tại Phòng Bầu Dục. Tuy nhiên, truyền thông Nga đã đăng tải nhiều hình ảnh mà nhiếp ảnh gia chính thức của họ chụp ông Trump tươi cười rạng rỡ bắt tay hai nhà ngoại giao Nga. Những hình ảnh này nhanh chóng lan truyền trên Twitter.

Sau khi "sếp tổng" bị sa thải bất ngờ, các thành viên FBI miêu tả rằng đang có một bầu không khí u ám bao trùm cơ quan này, nhất là khi mà tinh thần của họ đã xuống dốc nhiều tháng nay vì bị công kích về các cuộc điều tra quanh chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

New York Times dẫn lời một quan chức tiết lộ, Tổng thống Trump đang cân nhắc chuyện đi tới trụ sở FBI ở Washington ngày 12/5 để chứng tỏ cam kết đối với cơ quan này, mặc dù ông được cho là sẽ không nhắc đến cuộc điều tra Nga.

Tổng thống và các đồng minh không băn khoăn gì chuyện sa thải Comey. Họ nói rằng quyết định của ông không dính dáng gì đến vai trò của Giám đốc FBI trong điều tra việc Nga có thể đã can thiệp và kết nối với các cố vấn của Trump.

Trong một thư gửi tới các điệp vụ FBI hôm 10/5, Comey nói ông không bận tâm lý do mình bị sa thải. "Từ lâu tôi đã tin một vị tổng thống có thể sa thải một giám đốc FBI vì bất cứ lý do gì, hoặc chẳng cần lý do nào", Comey viết trong thư như vậy, theo tiết lộ của một quan chức thi hành luật giấu tên với báo New York Times.

Các quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang dốc sức tìm kiếm một người tạm điều hành FBI , trong khi việc lựa chọn nhân sự lâu dài thay thế Comey đang được lựa chọn.

Các quan chức Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin rằng, những ngày trước khi bị sa thải, Comey đã đề nghị Bộ Tư pháp tăng cường nguồn lực cho cuộc điều tra Nga. Phe Dân chủ hiện đang trích dẫn thông tin này như một lý do khiến họ nghi ngờ thêm về động cơ của Tổng thống.

Theo Thanh Hảo

Vietnamnet