1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Bí ẩn về con tin người Trung Quốc bị IS rao bán

Ngay sau khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thông báo "rao bán" 2 con tin, (1 người người Na Uy, 1 người Trung Quốc), dư luận đặc biệt quan tâm tới con tin người Trung Quốc

Thông cáo của IS viết: "Báo cho các người có liên quan, quân Thập tự, các tín đồ dị giáo và bạn bè, các cơ quan được gọi là tổ chức nhân quyền biết: con tin này đã bị chính phủ của họ bỏ rơi, chính phủ nước họ không nỗ lực, không bỏ tiền mua tự do cho họ".

Kèm theo đó, IS còn công bố số điện thoại liên lạc là  "+964770564252" và viết: "Bất cứ ai muốn bỏ tiền mua, đánh đổi quyền tự do hoặc chuyển giao người này, có thể liên lạc qua số điện thoại này", và viết thêm "thời gian có hạn" ám chỉ việc con tin sẽ bị giết nếu chúng không nhận được tiền chuộc, nhưng không đề cập tới số tiền cụ thể hay thời hạn cuối cùng.

Đối chiếu với những thông tin từ thông báo của IS, người ta dễ dàng tìm ra địa chỉ gia đình nạn nhân ở Trung Quốc: Đó là Khu 3, Tây Tỉnh, Đông khẩu, Nam Bình Quả Viên, Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh; tên người đàn ông này là Phàn Kinh Huy.

Thông tin này lập tức gây chấn động dư luận quốc tế và nhất là Trung Quốc bởi đây là lần đầu tiên IS "đụng" đến người Trung Quốc, mặc dù trước đó chúng đã có những phát ngôn phản đối chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương, nơi có nhiều người theo đạo Hồi sinh sống.

Bí ẩn về con tin người Trung Quốc bị IS rao bán - 1

Phàn Kinh Huy khi là sinh viên (phải) và hiện đang trong tay IS.

Ông Hồng Lỗi nói thêm, chính phủ Trung Quốc đã khởi động cơ chế ứng phó tình hình khẩn cấp, nhưng không giải thích thêm. Ông cũng nói: Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động bạo lực đối với dân thường vô tội và cũng từ chối trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc có trả tiền chuộc con tin hay không.

Phàn Kinh Huy là công dân Trung Quốc đầu tiên được đưa công khai bị IS bắt cóc đòi tiền chuộc, nhưng cách đây không lâu, Công ty tư vấn về rủi ro toàn cầu có tên "NYA International" trong một bản báo cáo đã cho biết: Năm 2014, có tới 47 công dân Trung Quốc bị bắt cóc, nhiều gấp 3 lần năm 2013. Họ cũng cảnh báo: Các quan tham Trung Quốc bỏ trốn ra nước ngoài và các du khách Trung Quốc được coi là giàu có; điều này khiến họ dễ trở thành đối tượng bị bắt cóc. Các vụ án bắt cóc này nói chung không được đưa tin công khai để tránh gây nên những vụ việc tương tự mang tính dây chuyền.

Trưa 10/9, phóng viên tờ "Tân Kinh Báo" đã lần theo địa chỉ trên thông báo bán đấu giá của IS đi tìm gia đình Phàn Kinh Huy. Các cư dân ở đơn nguyên 11, Nhà 4, Khu 3 Tây Tỉnh đều nhận ra người trong ảnh là Phàn Kinh Huy, trước đây đã mở một công ty quảng cáo.

Bà vợ Phàn Kinh Huy họ Trương, là giáo viên trung học. Họ cũng nói đã lâu không nhìn thấy Phàn Kinh Huy, bà vợ cũng không thấy từ khoảng tháng 8 đến nay. Khi phóng viên gọi điện thoại cho Trương, bà nói mình rất bận, không muốn nói bất cứ điều gì vào lúc này.

Trong khi đó, tờ báo điện tử hàng đầu Trung Quốc Sina.com ngày 10/9 đã đăng bài "độc quyền": "Con tin người Trung Quốc bị IS rao bán là ai?", trong đó công bố một số thông tin: Hồi năm 2001, Phàn Kinh Huy khi trả lời phỏng vấn Bạch Nham Tùng, MC hàng đầu của kênh tin tức Đài Truyền hình Trung Quốc (CCTV) đã nói: Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Bắc Kinh, ông ta dạy trung học 6 năm, nhưng thấy các bạn cùng học đều giàu có nhờ làm cho các công ty nước ngoài hoặc xuất ngoại, mình đi dạy chả có tiền nên quyết định bỏ nghề.

Năm 1994, Phàn Kinh Huy  chuyển sang nghề quảng cáo, 1 năm sau chuyển tới một công ty  bán hàng bách hóa; sau khi công ty này sập tiệm, ông ta vào làm việc tại CCTV với tư cách nhân viên hợp đồng làm tin và cộng tác với cả "Báo Giáo dục Bắc Kinh", cuối cùng lựa chọn làm nghề tự do từ 1997 "theo con đường mà lãnh tụ nhân quyền người Mỹ da đen Martin Luthe King đã đi". Tuy nhiên, sau đó bài báo này đã bị Sina.com gỡ xuống, người trợ lý của Bạch Nham Tùng khi được hỏi cũng cho biết anh ta không thể cung cấp thông tin gì.

Theo những thông tin lưu giữ tại Cục Công thương Bắc Kinh, ngày 5/4/2002 Phàn Kinh Huy đã đầu tư 500 ngàn nhân dân tệ, đăng ký mở "Công ty hữu hạn quảng cáo Nhân tố Tinh Thái Bắc Kinh" tại địa chỉ nhà riêng Phòng 502, Đơn nguyên 11, tòa nhà số 4, Khu 3 Tây Tỉnh, Thạch Cảnh Sơn. Bản thân Phàn Kinh Huy  là đại diện pháp nhân và Tổng Giám đốc công ty, nhưng công ty này đã ngừng hoạt động từ ngày 12/9/2003.

Vụ việc Phàn Kinh Huy đã gây nên tranh luận gay gắt trên các diễn đàn mạng Trung Quốc với hai luồng ý kiến. Thứ nhất, chính phủ phải hành động để cứu Phàn Kinh Huy, kể cả việc trả tiền chuộc rồi sau đó tiêu diệt IS. Thứ hai, không thể thỏa hiệp, cúi đầu trước IS và chủ nghĩa khủng bố đối với một người không đáng để cứu như Phàn Kinh Huy…

Theo Thu Thủy (tổng hợp)

Cảnh sát toàn cầu

Bí ẩn về con tin người Trung Quốc bị IS rao bán - 2

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm